Chia sẻ về câu chuyện nên xử lý thế nào với những học sinh cá biệt, đánh bạn, ưu sử dụng bạo lực, độc giả Hainguyenvan89 cho rằng cần tách riêng những cá nhân đó ra khỏi tập thể: "Theo tôi, không thể cùng một cách dạy hổ và nai chung một phương pháp được, cần tách chúng ra. Suốt ngày phân tích nguyên nhân mà giải pháp không áp dụng lâu dài, triệt để thì các em ngoan sẽ luôn là nạn nhân trong các vụ bạo lưc và vô tình cũng là nạn nhân của sự bất lực từ phía các gi🍨a đình vô trách nhiệm trong giáo dục con cái và các nhà quản lý thiếu quyết liệt.. Vì vậy, hãy tách các học sinh có máu côn đồ ra một trường riêng và dạy theo phương pháp riêng, tập trung về đạo đức, cảm hóa là người tốt hơn là ưu tiên cứ đến trường phải ཧlà học kiến thức".
Đồng quan điểm, bạn đọc SugerShort nhấn mạnh sự cần thiết phải có một môi trường giáo dục đặc biệt cho trẻ có tính côn đồ: "Đối với các em thường xuyên có cách hành xử bạo lực thì trong tư duy đã luôn coi đó là chuyện bình thường. Vì vậy, muốn giải quyết dứt điểm, ta phải xử lý dần dần từ cái gốc để tự các em hiểu và tự tiết chế hành động của mình. Theo tôi, đối với học sinh THCS, h💛ai môi trường chính để làm việc này là: gia đình và nhà trường. Nhưng thường các gia đình đã chào thua, vậy nên nhà trường phải giữ vai trò trọng yếu. Tuy nhiên, nếu để một mình giáo viên phải lo thì rất khó. Một cách làm hiệu quả là: phải phân loại, tổ chức mời các chuyên gia tâm lý để thuyết giảng, thuyết phục; Mời các lực lượng, đoàn thể khác mà có các thành phần bất hảo đã hoàn lương để chỉ dậy cho các em theo kiểu "đại ca" vì các em đang tuổi lớn, bốc đồng sẽ nghe ý kiến theo dạng tôn sùng, làm gương...
"Hy vọng các nhà lập pháp và Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng đưa ra giải pháp tiệm cận thực tế hiện nay, chứ phương pháp quản lý, giáo dục từ thời xa xưa, thời công nghệ chưa phát triển không còn phù hợp để quản lý những học sinh cá biệt nữa. Giải pháp của bản thân của tôi là các tỉnh nên có ít nhất một trường để quản lý, giáo dục những học sinh cá biệt. Trường này không nhất thiết phải học văn hóa mà chỉ học làm người, học tôn trọng mọi người, học nhân cách, đối nhân xử thế, hay nói đúng hơn là rèn luyện lại các em cá biệt. Tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi cá biệt mà có thể giáo dục từ ba đến chín tháng và sau đó trả lại các em về địa phương. Các em tiếp tục đi đến trường cũ học bình thường nhưng là học với các khóa sau, lưu ban. Tôi nghĩ đây là giải pháp tốt nhất để giảm tình trạng bạo lực học đường hiện nay và bạo lực xã hội sau này từ chính các em cá biệt đó", độc giả Mr DVH nói thêm.
>> Kỷ luật học sinh cầm dao đu🍌ổi đánh nhau bằng hòa giải?
Trong khi đó, nhìn vào chương trình giáo dục hiện nay, bạn đọc Trung Nguyen cho rằng cần có sự thay đổi toàn diện, giảm khối lượng kiến thức, tăng dạy đạo đức, lối sống: "Tôi thấy một điểm trừ rất lớn của ngành giáo dục, đó là quá đặt nặng trọng tâm vào việc dạy kiến thức các môn học. Học văn hóa khônꦯg chỉ là học kiến thức sách giáo khoa, các cô giáo cần có đủ thời gian để truyền tải các thông điệp khác góp phần toàn vẹn phần 'người' của học sinh, nhằm giúp các em trở thành thành viên tích cực của xã hội. Các em nghịch ngợm càng cần thời gian quan sát, quan tâm chỉ bảo. Tôi nghĩ rằng điều này hoàn toàn khả thi. Nếu thực sự cân nhắc từng khía cạnh, khối lượng chương trình hiện nay, có thể cắt đi ít nhất một nửa, để tập trung vào chân - thiện - mỹ và rèn luyện sức khỏe.
Tôi từng dạy thêm một số cháu theo học chương trình quốc tế tại Hà Nội và thấy 💮rằng 50-60% khối lượng chương trình là thể chất, nhạc, họa, tin học và các bộ môn xã hội không nặng thi cử. Các em tuy nhỏ nhưng rất tự tin, giỏi suy luận, thích tìm tòi và tư duy tích cực. Tôi hiếm gặp lại những tố chất này khi phỏng vấn cá🦩c em sinh viên tốt nghiệp loại ưu của các trường công lập uy tín sau này. Tôi tự hỏi rằng, liệu chúng ta có đang đầu tư quá lớn để nhận lại kết quả không như dự định? Tôi cho rằng cần đo lường đầu ra để điều chỉnh đầu vào càng sớm càng tốt".
Cùng chung nhận định, độc giả Bienxanhnt17 đánh giá về chất lượng giáo dục hiện nay tại các trường công lập: "Các Trường học ở Việt Nam hay dùng các khẩu hiệu 'thi đua và khen thưởng' để thúc đẩy học sinh cố gắng thêm. Nhưng việc này đã tạo ra sự cách biệt giữa học sinh giỏi ngoan, ngỗ nghịch và dở. Các em học kém và ngỗ nghich thường bị thầy cô quở 🤪phạt. Ngược lại, với học sinh giỏi, ngoan lại luôn được thương và khen thưởng. Sự phân biệt và có cảm giác bất công làm cho các em đó đó có những hành động bạo lực và làm trái với lời thầ♋y cô.
Nhà trường hiện nay đa phần tập trung vào 'dạy nhiều để đạt thành tích' (giống như nhồi nhét chữ nghĩa) nhưng quên đi những hoạt động thể thao và nghệ thuật. Khi chúng ta bị áp ไlực hoặc bực tức, thể dục thể thao có thể giúp cho tinh thần giảm bớt bức xúc và cơ thể đưọc điều hòa để không có hành động bạo lực. Thể dục và thể thao phải có tiết giờ thường xuyên mỗi ngày.
Nhà 𓆏trường và thầy cô nên có tư duy 'nâng cao sự tiến bộ tập thể' thay vì đề cao nhiều về 'khen thưởng cá nhân'. Mỗi thầy cô có thể tạo ra những buổi họp mặt ăn uống cả lớp sau giờ học, hoặc có những buổi pin♕ic ngoài trời để tạo không khí thân thiện cho các em trong lớp. Cho các em giỏi giúp đỡ việc học các em kém hơn. Những hoạt động ngoài giờ học nên cho các phụ huynh hiểu rõ. Mục đích cuối cùng là không nên phân biệt các em ngỗ nghịch (như kiểu tách rời tội phạm ra lề xã hôi), mà luôn tìm cách giáo dục các em.
Nhấn mạnh hệ lụy tiêu cực khi đuổi học học sinh hư, bạn đọc J@ke khẳng định: "Đuổi học chắc chắn làও thất bại của giáo dục. Rất mong giáo dục của ta thực sự cải cách theo hướng giáo dục tâm lý - thể chất. Nếu học sinh chỉ phải học các môn bắt buộc buổi sáng, buổi chiều các em được tự do sinh hoạt các 💫CLB theo sở thích (có sự hướng dẫn, hỗ trợ của thầy cô). Khi đó, sẽ không lạ nếu chúng ta bắt gặp một bạn 'đầu gấu' ngồi đàn cho một em 'mọt sách' hát; hay một bạn ban sáng vừa bị cả lớp chọc ghẹo vì không giải được một bài toán đơn giản nhưng đến chiều lại được cả CLB vỗ tay tán thưởng trước bức tranh vừa hoàn thành...".
>> Theo bạn, đâu là cách tốt nhất để giáo dục học sinh từ bỏ bạo lực? Chia sẻ tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com