Ngân hàng Á Châu (ACB) công bố tính đến ngày 21/3 tăng lên 327 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc, với hơn 600 sản phẩm tiện ích. Lãnh đạo ACB cho biết, để đáp ứng nhu cầu giao dịch cần thiết của khách hàng trên nhiều tỉnh thành, ACB có kế hoಌạch mở rộng mạng lưới năm nay thêm 66 (tăng gần 47% so với năm 2011). Số lượng này sẽ được mở rộng tại các thành thị của miền Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Điện Biên... "Mặc dù tình hình chung thị trường tài chính - ngân hàng đang gặp một số khó khăn, nhưng việc mở rộng thêm mạng lưới sẽ tạo thêm điều kiện cho khách hàng tại những địa phương trên cả nước có điều kiện giao dịch thuận tiện hơn", vị lãnh đạo này chia sẻ.
Ngân hàng Việt Á (VietABank) cũng không 𒁃nằm ngoài cuộc đua này. Hiện nhà băng này có 84 điểm giao dịch tại các địa bàn trọng điểm trên cả nước và dự kiến sẽ đạt ꦜ100 điểm giao dịch vào cuối năm nay.
Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) mới đây tuyên bố bước vào cuộc đua mở rộng quy mô, với động thái ban đầu là nâng vốn điều lệ lên 3.100 tỷ đồng. Cuối năm ngoái, nhà băng này đã mở ít nhất 8 phòng giao dịch ở nhiều tỉꦍnh thành. Và trong 2 tháng đầu năm 2012, DaiABank cũng khai trương thêm 3 c💞hi nhánh khác là Nghệ An và Thăng Long (Hà Nội) và một phòng giao dịch Linh Đàm. Nhà băng này tiết lộ, kế hoạch trong năm 2012 sẽ mở thêm khoảng 20 chi số chi nhánh mới tại Đà Nẵng và Nha Trang, nâng tổng số chi nhánh và sở giao dịch lên con số gần 100 điểm trên toàn quốc.
"Quan điểm của Đại Á là không khai trương rầm rộ khi chưa chuẩn bị nguồn lực, nhằm đảo bảo tính chắc chắn và đạo đức kinh doanh mà ngân hàng đã đặt 🦋ra", vị lãnh đạo của ngân hàng này chia sẻ thêm.
Cùng quan điểm này, mới đây Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng gửi thông điệp tới tất cả khách hàng của mình thông báo các con số ấn tượng về kết quả kinh doanh cũng như mạng lưới, nhân sự. Theo thông báo, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này đạ🍎t hơn 1.065 tỷ đồng trong năm 2011. Vốn điều lệ cũng được "kích" lên tới con số hơn 5.050 tỷ đồng. Chưa hết, nhà băng này cũng không ngừng mở rộng quy mô, đưa dịch vụ tới các vùng ngoài Hà Nội, TP HCM như Quảng Ninh, Vũng Tàu, Bình Dương... Tính đến cuối năm 2011, số điểm giao dịch của VPBank đã lên tới con số 200.
Trao đổi với VnExpress, đại diện ngân hàng VPBank cho rằng, việ🍒c mở rộng mạng lưới nhanh như hiện nay của ngân hàng nằm trong kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn điều lệ mới. Đồng thời, đây còn là chiến lược phát triển kênh phân phối bán lẻ của nhà băng. "Thời gian tới, VPBank sẽ tiếp tục mở thêm nhiều phòng giao dịch tại một vài nơi. Tốc độ mở rộng nhanh mạng lưới giao dịch nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đang tăng cao của dân cư và các doanh nghiệp trong cả nước", lãnh đạo ngân hàng này nói.
Ông ౠcho biết thêm việc các ngân hàng đua nhau mở các điểm giao dịch, chi nhánh mới hoàn toàn dễ hiểu trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay. "Sự hiện diện khắp nơi quyết định đến việc huy động vốn ở🙈 nhiều kênh khác nhau của nhiều vùng miền", ông nói và nhấn mạnh rằng: Việt Nam dù có nhiều ngân hàng cùng cạnh tranh nhau nhưng không phải người dân nào cũng được tiếp cận hệ thống tài chính này.
Lãnh đạo một ngân hàng khá lớn ở Hà Nội, trong bối cảnh thị trường tài chính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ là bài toán sống còn của mỗi nhà băng. "Cái thủa ngân hàng chạy đua câu khách bằng lãi suất đã qua. Khi lãi suất được cào bằng và đưa về một mức cố định, nhà băng sẽ phải nghĩ ra các c🉐hính sách linh hoạt mới mong kéo vốn về phía mình", vị này chia sẻ.
Theo ông, hiện nay việc thu𓂃 hút vốn là bài toán nan giải của hầu hết các nhà băng. Việc mở rộng quy mô cũng nằm trong chiến lược hút vốn chung của các ngân hàng bên cạnh lãi suất. "Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng sẵn sàng tham gia vì có những đơn vị đã mở "kịch công suất" vào năm 2011 rồi, nên sẽ không tham gia cuộc đua này", vị lãnh đạo này nói.
Giới chuyên gia cũng nhận định cạnh tranh là nguyên nhân khiến các nhà băng phải mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị phần. Giống như lĩnh vực viễn thông, việc tiếp cận được dịch vụ đến với mỗi người dân đã là thắng lợi bước đầu của doanh nghiệp. "Điều quan trọng nhất là các ngân hàng phải xem xét đến tính hiệu quả trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động của mình để tránh rơi vào cái bẫy giàn trải và thiếu hiệu quả", một chuyên gia 🦹khuyến cáo.
Phát biểu gần đây của Thống đố♒c Ngân hàng Nhà nước cũng nêu rõ chủ trương không hạn chế việc mở rộng mạng lưới của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo quy định, khi cấp phép mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, Ngân hàng Nhà nước luôn xét đến rất nhiều yếu tố: kết quả kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, bộ máy quản trị, điều hành, cơ sở vật chất… Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước luôn xem xét rất kỹ các điều kiện về an toàn hoạꦚt động của ngân hàng trước khi cấp phép.
Minh Thư