Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ tại TP HCM than thở, dù nhà băng ông đã dừng hẳn cho vay đối với lĩnh vực bất độn𒆙g sản, tiêu dùng từ tháng trước, nhưng khả năng vẫn khó giảm được tỷ lệ xuống 22% đúng thời🔯 hạn 30/6.
Bởi theo vị phó tổng này, dư nợ phi sản xuất của ngân hàng hiện nay còn chiếm trên 35%. Trong đó, vấn đề làm nhà băng đau đầu nhất vẫn là tín dụng bất động sản. Vì đa số cho vay l♎ĩnh vực này đều là trung và dài hạn, ngắn cũng phải 2- 3 năm nên việc thu hồi nợ "một sớm một chiều" gần như là không th༺ể.
"Đ💝ể có thể đưa về đúng 💯22% cuối tháng 6 quả là một việc quá sức đối với nhà băng. Như vậy, cuộc chạy đua để giảm xuống tỷ lệ trên mang tính chất "đánh đố" nhiều hơn", ông này nói.
Việc thu hồi nợ để đưa tỷ trọng phi sản xuất về 22% trước 30/6 không phải chuyện dễ dàng với nhiều nhà băng. Ảnh: Hoàng Hà |
Một số ngân hàng khác cho biết sẽ cố gắng hết khả năng để làm đúng như quy định, chẳng hạn như cơ cấu lại một số khoản vay, trao đổi lại với khách hàng để giãn việc thực hiện hợp đồng... nhưng kết quả đến đâu thì chưa thể nói 𝓰trước.
"Dù biết rằng, nếu không đưa được dư nợ phi sản xuất về 22% đúng hạn thì ngân hàng sẽ bị chế tài. Nhưng mình cũng không thể nào bắt khách hàng phải thanh toán nợ trước hạn được🤪", Giám đốc của một phòng giao dịch trên đường 3/2, quận 10 (TP HCM) bộc bạch.
Riêng Phó tổng giám đốc của một ngân hàng thương mại trê💟n phố Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bày tỏ, hiện nay có hai cách để các ngân hàng giải quyết "tình cảnh khó khăn" này. Thứ nhất, ngân hàng áp dụng biện pháp tăng trưởng tín dụng lên cao để giúp kéo tỷ trọng phi sản xuất xuống thấp. Tuy nhiên, thời điểm này, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt tiền tệ, ổn🦹 định kinh tế và kiềm chế lạm phát nên rất khó thực hiện.
Phương án thứ hai là tiến hành thu hồi bớt vốn nợ. "Nhưng việc thu hồi nợ lúc này không hề dễ, nhất là đối với nh🐠ững khoản nợ chưa đáo hạn. Nếu không cẩn thận, có thể tạo ra biến tướng không lường trước được. Do đó phía ngân hàng cố gắng thực hiện được tới đâu thì hay tới đó", ông nói.
Trong khi đó, Tổng giám đốc của một ngân hàng cổ phần có trụ sở trên đường Lý Thường Kiệt, Tân Bình (TP HCM) hy vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét lại tiêu chí t🙈ín dụng sản xuất và phi sản xuất. "Hiện nay, các khoản vay phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng… được coi là tín dụng bất động sản, nhưng thực tế đây là tín dụng sản xuất” ông nói.
Đứng về góc độ chuyên gia độc lập, một thà♉nh viên trong Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia cho rằng, thay vì áp đặt hành chính về tỷ lệ cho vay phi sản xuất, Ngân hàng Nhà nước nên chỉ định vài ngân hàng gặp khó khăn v🦋ề thanh khoản để giám sát cho vay phi sản xuất.
Ông này cũng cho rằng, việc các ngân hàng dừng cho vay bất động sản để đưa tỷ trọn⛄g phi sản xuất về dưới 22%, nghĩa là dự án sẽ dở dang, không hoàn thành, k🌳hông tạo ra sản phẩm và gây nên rủi ro tín dụng cho cả khách hàng và ngân hàng.
"Điều này chắc chắn sẽ k𒐪hiến những ngân hàng trên tìm mọi cách "lách" nếu không muốn bị phạt theo chế tài. Khi đó, thị trường lại có những méo mó khác xuất hiện", ông cảnh báo.
Hôm cuối tuần, trong buổi gặp gỡ báo chí, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, tínhཧ đến ngày 10/6, vẫn còn 23 ngân hàn🔯g có tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất từ 22 đến 50%, trong đó, một ngân hàng có tỷ trọng cho vay phi sản xuất trên 50%, 18 ngân hàng có tỷ trọng 31-37%, còn lại là từ 22 đến 30%.
"Những ngân hàng nào không đáp ứng được lộ trình giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất xuống 22% vào cuối tháng 6 và 16% vào cuối 2011 sẽ bị áp dự trữ bắt buộc gấp đôi như quy định đã ban hành", ông ꦍGiàu nói.
Thống đốc cũng cho biết thêm, đến nay dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng là 222.000 tỷ đồng, giảm 🍃5,5% so với tổng dư nợ bất động sản 235.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Riêng dư nợ cho vay bất động sản tại TP HCM là 95.000 tỷ đồng. “Đây là thời điểm tốt để sàng lọc các dự án bất động sản mang tính đầu ✃cơ và nhà đầu cơ trên thị trường bất động sản”, ông Giàu nhấn mạnh.
Lệ Chi - Tuệ Minh