Trong quý một năm 2013, tăng trưởng huy động vốn trong hệ thống ngân hàng đạt 4,34%, nhưng tín dụng chỉ tăng 0,67%. Quan ngại trước tình trạng "tín dụng gần như đóng băng”, nhiều người đề nghị Quốc hội cần tậꦏp trung bàn các giải pháp về chính sách tiền tệ để khai thông tín dụng và cứu doanh nghiệp trong kỳ họp này.
Thêm vào đó là nỗi lo ngày càng nhiều doanh nghiệp chết.Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, từ năm 2012, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tiếp tục tăng cao: 53.972 doanh nghiệp cả năm 2012, trong khi đó 𒐪trong 5 tháng đầu năm 2013 đã có 23.226 doanh nghiệp giải thể. Số doanh nghiệp giải thể hàng tháng cũng có chiều hướng tăng lên.
Nhiều doanh nghiệp chết vì "quá hồ hởi"
Năm 2009, Chính phủ tung gói kích cầuꦇ 9 tỷ USD (tương đương 160.000 tỷ đồng) để hỗ trợ doanh nghiệp (lãi suất 4%/năm). Với tác dụng của gói kích cầu, năm 2010, rất nhiều doanh nghiệp hồ hởi đầu tư, mở rộng sản xuất và xuất khẩu.
Thị trường bất động sản cũng ấm dần lên sau đợt đóng băng năm 2008. Thị trường chứng khoán cũng nóng lên. Nền kinh tế tăng trưởng nóng hấp thu vốn rất mạnh. Do đó, các ༺ngân hàng ngấm ngầm cạnh tranh bằng cách đua nhau tăng lãi suất để thu hút vốn tín dụng (một số doanh nghiệp vay phải c🐈hịu "phí chạy vốn”, không có chứng từ).
Khi lạm phát tă🍬ng, các ngân hàng thi nhau kêu lỗ, buộc Ngân hàng Nhà nước phải cho thả nổi lãi suất. Vậy là các ngân hàng “cho lãi suất chạy đua với lạm phát". Lúc đó, lãi cho suất phổ biến là 22% đến 24%/năm. Chính lãi suất tăng rất cao (từ 10%/năm) và đột ngột, đã giết hầu hết các doanh nghiệp đang hồ hởi (năm 2011, có trên 100.000 doanh nghiệp chết, chiếm 6% trên tổng số doanh nghiệp và đa số là các doanh nghiệp lớn).
Tại sao nền kinh tế không hấp thu được vốn?
Khi doanh nghiệp bị nợ quá hạn, lãi suất sẽ tăng lên ꦚ36%/năm (150% x 24% = 36%/năm). Chỉ trong 3 năm, doanh nghiệp sẽ bị mất trắng tài sản. Còn ngân hàng thương mại t𓂃hì đâu cần lo.
Đến nay, khi Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất huy động xuống còn 6 - 7%/năm, các ngân hàng thương mại cũng chẳng cần cho vay, mà lấy vốn huy động (6-7%/năm) bù vào thanh khoản cho nợ xấu quá hạn (36%/năm). Ngân hàng thương mại lời to mà nền kinh tế th🎃ì "chết".
>> 'Nhồi máu cơ tim' vì tiền nhiều nhưng không tiêu được
ThS Lê Tấn Lam Anh