Cùng với việc một số ngân hàng thương mại cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất dài hạn thời gꦅian qua, ghi nhận của cơ quan quản lý cho thấy cũng có những trường hợp giả💃m lãi đầu vào 0,1-0,3% ở các kỳ hạn tương đương.
Tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), kỳ hạn gửi 15 tháng giảm 0,3% xuống còn 7,3% một năm; các kỳ hạn 7-12 tháng giảm 0,1% về tương ứng 6,9% và 7,1% một năm. Hay Ngân hàng Bản Việt mới đây cũng đưa ra thông báo giảm 0,1% ở kỳ hạn tiền gửi 18-60 tháng, xuống còn 7൲,8% một năm. Trong khi đó Ngâওn hàng Hàng Hải (MaritimeBank) lại giảm 0,2% mức lãi đầu vào kỳ hạn 18-36 tháng, từ 7,4% về còn 7,2% một năm...
Một số ít ngân hà▨ng cũng thông báo giảm lãi 🎀ở kỳ hạn gửi ngắn, như Ngân hàng Đông Á (DongABank) thông báo giảm 0,1% lãi suất ở kỳ hạn gửi tiết kiệm 1 tháng.
Lý giải về nh𝔍ững động thái trái chiều này, đại diện Ngân hàng Nhà nước ♒cho rằng đây là việc làm hết sức bình thường. "Do nhu cầu vốn tại một thời điểm nhất định, một số ngân hàng thương mại c🌌ổ ph🥃ần có thể tăng lãi suất cục bộ và tạm thời nhưng sau đó lại điều chỉnh giảm phù hợp với cung-cầu thị trường", đại diện Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận.
Thực tế thanh khoản🅺 của cả hệ thống ngân hàng được khẳng định là đang trong trạng thái khá dồi dào, thị trường không có áp lực tăng lãi suất. Do đó, nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn giữ ổn định.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội nhìn nhận thanh k﷽hoản thị trường đang dư dả có thể là nguyên nhân khiến các nhà băng tính toán giảm lãi. Chưa kể, một số ngân hàng nhỏ trước đây áp dụng lãi suất khá cao, nay điều chỉnh lại cho phù hợp với mặt bằng chung.
Ông Phạm Hồng Hải - Tổng giám đố꧂c Ngân hàng HSBC Việt Nam cũng🅘 cho rằng các nhà băng sẽ khó bước vào cuộc đua tranh lãi suất, khi mà niềm tin và sức khoẻ của doanh nghiệp đã thay đổi so với trước. Sau cuộc sàng lọc của thị trường vài năm qua, doanh nghiệp có sức khoẻ tốt mới có thể trụ lại và các nhà băng hiện chỉ tập trung cho vay số này.
Anh Minh