Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB), ông Nguyễn Đình Tùng cho hay, trong bối cảnh hiện nay, việc cấu trúc lại nợ và giảm lãi suất của ngân hàng rất có ý nghĩa. Theo ông Tùng, nếu được cứu, doanh nghiệp sẽ sống khỏe🔯. OCB đã nhanh chóng triển khai Quyết định của Ngân hàng Nhà nước về cấu trúc lại nợ ngân hàng, nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, đồng thời cũng là để cứu chính bản thân ngân hàng. Sau khi cơ cấu lại nợ, OCB còn tiến hành xem xét để điều chỉnh lãi suất cho khách hàng.
“Nếu không giảm lãi suất cho khách hàng, sẽ khó có thể cứu được doanh nghiệp. Vì thế, với khách hàng sau khi được cơ cấu lại nợ, 🌜chúng tôi luôn ưu đãi lãi suất nếu khách hàng có nhu cầu vay mới. Ngân hàng cũng phải hy sinh một phần lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, bởi đó cũng chính là cứu ngân hàng”, ông Tùng nói.
Nhiều nhà băng đã từng bước cơ cấu, giãn nợ, kéo dài thời gian trả nợ cho khách hàng. Ảnh: Hoàng Hà |
Cũng theo ông Tùng, các khoản nợ của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu vay ngắn hạn trước đây có thể cơ cấu thành nợ trung, dài hạn để doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn. Cụ thể, nếu doanh nghiệp đã vay để triển khai dự án, nhưng chưa tr🍬ả được nợ, thì có thể cấu trúc thành khoản vay dài hạn. Với các dự án kinh doanh mới, ngân hàng có thể bơm thêm vốn để triển khai.
💦“Quan điểm của Vietcombank đối với c🅺ơ cấu nợ không phải là ban phát, không xin cho. Nếu doanh nghiệp có thực lực, sẽ được cơ cấu lại nợ”, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank cho biết.
Còn theo ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank), thời gian qua, nhà băng này đã tiến hành cơ cấu lꦉại số nợ 1.500 tỷ đồng cho khách hàng. Đồng thời, cũng giảm lãi suất về 15% một năm đối với 8.000 tỷ đồng các khoản nợ cũ. Bên cạnh đó, Sacombank còn tung ra nhiều gói vốn với mức lãi suất 13 - 15% một năm.
Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ông Trương Văn Phước cho hay, đến nay, ngân hàng đã khoanh nợ, giãn nợ hơn 3.000 tỷ đồng cho trên 600 doanh nghiệp. Trong đó, một số doanh nghiệp được giãn nợ 1 - 2 năm, thậm chí có trường hợp 6 - 7 năm.ꦜ
Cũng theo ông Phước, hiện tốc độ gia tăng hàng tồn kho của Eximbank cao gấp đôi so với tăng trưởng dư nợ ngành (tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng ước đến ngày 28/7 là 0,9%). Tảng băng tồn đọng hàng hóa tạo nên nợ xấu, khiến doanh nghiệp và🐈 ngân hàng không thể làm ăn bình thường. Vì thế, theo ông Phước, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng chia sẻ, nên Eximbank đã từng bước cơ cấu, giãn nợ, kéo dài thời gian trả nợ cho khách hàng.
Tuy nhiên, giảm lãi suất chỉ là một phần nhỏ trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp là phải tìm được phương án đầu ra, tìm được thị ꦜtrường và tăng sức mua. Do vậy, nếu không cơ cấu lại nợ và cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thì cửa vốn đầu ra của ngân hàng sẽ bị thu hẹp.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng, Quyết định 780 đã quy định rõ việc cơ cấu nợ, nhưng đòi hỏi s🧜ự linh h✱oạt và phối hợp chặt chẽ giữa DN và ngân hàng. Theo ông Bình, vấn đề hiện nay của doanh nghiệp là thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, để có thể trả nợ cũ cho ngân hàng. Nhưng để giải quyết được vấn đề này, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ.
(Theo Đầu tư)