Lượng vốn đổ ra nền kinh tế đến ngày 22/5 mới tăng 2,29% so cuối năm 2012, nếu bóc tách riêng vốn tiền đồng mức tăng lên đến 4,57%🍎, nhưng vẫn còn quá xa so với mục tiêu cả năm 12%. Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở tại TP HCM cho biết dư nợ cho vay tại ngân hàng ông thậm chí còn âm do khách hàng trả nợ nhưng không vay mới.
Ông cho biết, nguyên nhân là cho vay doanh nghiệp thu hẹp vì tình hình sản xuất đình trệ. "Chúng tôi đang căng đầu tìm cách thu hút khách vay tiền nhưng nhìn chung cửa giải ngân tín dụng hiện vẫn hẹp", ông nói. Để giải quyết bài toán này, ngân hàng phải đẩy mạnh san🐟g mảng cho vay cá nhân, lắt nhắt món nhỏ nhưng lãi suất cao hơn và rủi ro thấp hơn so với cho vay doanh nghiệp.
Không ít ngân hàng đã tung ra nhiều chính sách để thu hút khách vay tiền cá nhân như giảm lãi suất, nâng hạn mức, nới điều kiện... Anh Thanh Nam, nhân viên công nghệ thông tin của một công ty thuộc khu công nghiệp Tân Bình cho biết, trước đây, với mức lương khoảng🐻 10 triệu đồng một tháng, anh vay tín chấp chỉ được xét duyệt tốಞi đa 50 triệu đồng, lãi suất lên tới 22-23% một năm. Trong khi thủ tục rất nhiêu khê. Nhưng nay, nhiều ngân hàng có thể cho anh vay tới 100-150 triệu đồng; lãi suất cũng mềm hơn, chỉ khoảng 15-17%; thủ tục cũng dễ hơn trước.
OCB mới đây còn đưa ra loại thẻ tín dụng nội địa dành cho tất cả nhân viên doanh nghiệp. Thẻ này có thể sử dụng để mua hàng trước, trả tiền sau, hoặc ứng tiền mặt không tính lãi... Điều kiện để làm thẻ lại rất thoáng, tức không cần phải qu๊y định mức thu nhập là bao nhiêu...
Tại BIDV, ông T✃rần Xuân Hoàng, Phó tổng giám đốc cũng cho biết, trước giờ nhà băng 🌠vốn mạnh về mảng bán buôn, nhưng năm nay ngân hàng sẽ mở rộng thị phần bán lẻ và gia tăng các hoạt động kinh doanh cho khối khách hàng cá nhân trong thời gian tới.
Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần khác cho rằng, khách hàng cá nhân được đánh giá ít rủi ro hơn. Bởi ngay từ ban đầu khi cho vay, ngân hàng tính gốc và lãi mà khách hàng trả chỉ chiếm khoảng 50% thu nhập nênꦕ họ không bị áp lực trả nợ.
Theo thông tin từ ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, từ đầꦕu năm đến nay, các nhà băng trên địa bàn thành phố đã cho cá nhân vay mua nhà, sửa chữa nhà... tăng khoảng 12.000 tỷ đồng, với mức tăng 1,5% so với đầu năm. Số dư nợ khách hàng cá nhân chiếm 11,2% trên tổng dư nợ. Lãi♏ suất cho vay đối tượng này đã trở về mức khách hàng dễ chấp nhận hơn, khoảng 12 - 14% một năm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến cáo ngân hàng không nên dồn vốn quá nhiều cho mảng này. Theo lãnh đạo Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, nếu Chính phủ giữ được sự 🌱ổn định của giá cả và tiền tệ lâu dài thì niềm tin và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế sẽ gia tăng. "Không nên để nguồn thanh khoản dồi dào hiện tại chảy quá🍸 nhiều vào lĩnh vực tiêu dùng; thay vào đó việc cần làm là thúc đẩy dòng tiền chảy vào lĩnh vực sản xuất. Điều này sẽ duy trì được sự ổn định, đó chính là nền tảng cho tăng trưởng bền vững", vị lãnh đạo này nói.
Tiến sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn đầu tư tài chính Trường Đại học�🐼� Kinh tế TP HCM cũng từng đánh giá, động lực tăng trưởng kinh tế không đến từ tiêu dùng𒐪 cá nhân mà chủ yếu phụ thuộc vào chi tiêu của Chính phủ, doanh nghiệp... Do đó, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn như hiện nay, Việt Nam không nên đẩy mạnh tín dụng cá nhân một cách đại trà. Vì như thế chỉ làm người dân thêm bần cùng hóa.
Theo ông Chí, vấn đề hiện nay là Ngân hàng Nhà nước nên cơ cấu lại tín dụng, cần tập trung đưa nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu... để tăng trưởng kinh tế. Mảng tín dụng cá nhân chỉ nên cho vay trong một giới hạn nhất định. Nhưng cần lưu ý, bên cạnh hạ lãi suất cho vay, tăng hạn mức cho vay trên tài sản thế chấp.., ngân hàng cần tính đến việc thiết kế những sản phẩm cho vay phân kỳ hạn ✱trả nợ 🥀linh hoạt.
Ngoài ra, ông Chí cho rằng nó phải phù hợp với thu nhập và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân, nhất là với nhꦚững người dân có thu nhập trung bình khá có nhu cầu vay vốn mua nhà để ở.
Lệ Thanh