Bằng việc đáp ứng toàn bộ yêu cầu của cả Basel III và IFRS 9, TPBank ༒sẽ áp dụng đồng thời hai chuẩn mực quản trị rủi ro và báo cáo tài chính khắt khe trong lĩnh vực ngân hàng. Qua đó, nhà băng này sẽ nâng cao chất lượng tăng trưởngꦦ bền vững và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn, đồng thời, nâng cao mức độ tín nhiệm trong mắt khách hàng và các nhà đầu tư.
"TPBank đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu về vốn, về thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy của Basel III. Việc áp 🗹dụng Basel III và IFRS cũng như các chuẩn mực quốc tế khác sẽ tăng cường năng lực quản trị tại ngân hàng, gia tăng tính minh bạch, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của TPBank trên thị trường qu♓ốc tế cũng như trong nước", ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank chia sẻ.
Ông Hưng cũng cho biết, TPBank đặt mục t🎐iêu trở thành ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam, không chỉ ở thị phần kinh doanh, mà còn ở việc tiên phong tuân thủ những chuẩn mực quốc tế.
Theo đại diện TPBank, thách thức của việc triển khai và áp dụng đồng thời Basel III và IFRS là các áp lực về kế hoạch vốn của ngân hàng trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, ngân hàng này đã biến thách thức thành cơ hội để chủ động lập kế hoạch tối ưu hoá nguồn vốn, xây dựng𒅌 các kế hoạch kinh doanh nhằm đảm bảo phát triển nhanh nhưng vững bền.
Bên cạnh kế hoạch vốn, TPBank cũng lường trước những thách thức về mặt dữ liệu khi triển khai các chuẩn mực quốc tế. Các dự án lớn như Data Warehouse, Metadata, xây dựng các Datamart, khai thác dữ liệu lớn BigData... đã được triển khai từ sớm và đang phát huy hiệu quả cho cáܫc dự án.
Ngân hàng này cũng ứng dụng robot quy trình tự động RPA, rrí tuệ nhân tạo AI,ꦑ m😼áy học ML ... trong xây dựng các mô hình tổn thất tín dụng và nâng cao hiệu quả của quy trình thu thập và xử lý dữ liệu, thông tin.
Tổng giám đốc TPBank cho biết, ngân hàng đã chú trọng áp dụng các chuẩn mực quốc tế tiên tiến từ lâu, nhằm đạt được hiệu quả và chất lượng trong công tác quản trị rủi ro. Cụ thể, TPBank triển khai và áp dụng Basel III từ năm 2015, thông qua việc tự nghiên cứu và áp dụng nội bộ một số yêu cầu của chuẩn mực này về quản lý rủi ro thanh khoản, như tỷ lệ đ🌊ảm bảo khả năng thanh khoản, tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng và tỷ lệ đòn bẩy.
Từ cuối năm 2020, TPBank tiếp tục triển khai các cấu phần còn lại của Basel III và tới nay đã hoàn toàn tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn này. Điều này 🦹giúp nhà băng đáp ứng toàn bộ các yêu cầu của Basel III trong thời gian ngắn sau khi triển khai toàn diện Basel II vào đầu năm ngoái.
Đối với dự án IFRS 9, TPBank đã thực hiện rà soát toàn bộ yêu cầu của chuẩn mực Báo cáo tài chính𓄧 quốc tế IFRS (gồm 41 chuẩn mực Kế toán quốc tế - IAS và 16 chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - IFRS) với chuẩn mực Kế toán Việt Nam- VAS. Từ đó, ngân hàng xác định ra các khác biệt và các bút toán chuyển đổi để 🅠lập báo cáo tài chính tuân thủ hoàn toàn IFRS.
Chuẩn mực quản trị rủi ro Basel III đang được nhiều ngân hàng Việt Nam hướng tới, giúp nâng cao năng lực vốn, kiểm tra sức chịu đựng của nhà băng trong những tình huống xấu nhất và quản lý rủi 👍ro thanh khoản. Trong khi đó, IFRS 9 là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế quan trọng đối với ngân hàng, giúp tăng🉐 cường tính minh bạch, tăng khả năng so sánh, gia tăng chất lượng thông tin công bố, từ đó mở rộng cánh cửa hội nhập vào thị trường vốn quốc tế.
Trong bối cảnh nền kౠinh tế trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc TPBank mạnh tay đầu tư chi phí để cùng lúc hoàn thiện và đáp ứng những yêu cầu của hai chuẩn mực quốc tế là Basel III và IFRS chứng tỏ sự cân nhắc kỹ lưỡng của ban lãnh đạo. Điều này cũng cho thấy quyết tâm trong việc triển khai và áp dụng các chuẩn mực để hướng đến sự minh bạch, vị thế cạnh tranh và tăng cường sức mạnh cũng như khả năng chống chịu trước các biển đổi của nền kiꦅnh tế vĩ mô.
Basel III là khuôn khổ quản trị r♒ủi ro với những tiêu chí chặt chẽ hơn, được Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel (BCBS) công൩ bố năm 2010. Basel III nâng cao các chuẩn mực, yêu cầu, chủ yếu là đối với vốn tự có, quản lý việc chứng khoán hóa các khoản tín dụng, và nhất là khả năng thanh khoản cao, ổn định. Nhờ đó, ngân hàng có thể vượt qua trong tình huống khủng hoảng kinh tế, thông qua áp dụng chỉ số LCR, NSFR...
An Nhiên