Từ đầu năm, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mức thuế bảo v♏ệ môi trường với xăng dầu 💫giảm một nửa so với biểu khung thuế. Cụ thể, thuế bảo vệ môi trường với xăng (trừ ethanol) là 2.000 đồng một lít. Nhiên liệu bay, dầu diesel, mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng một lít. Còn mức thuế với dầu hỏa 600 đồng một lít.
Theo số liệu từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), tính đến ngày 22/7, việc giảm thuế bảo vệ m💞ôi trường nêu trên🎉 khiến ngân sách giảm thu khoảng 19.790 tỷ đồng. Trong đó, giảm thu thuế này với các loại xăng, dầu khoảng 18.640 tỷ, còn nhiêu liệu bay là 1.150 tỷ đồng.
Trước đó, Chính phủ tính toán tổng ngân sách nhà nước năm nay sẽ giảm thu (đã gồm VAT) gần 39.000 tỷ đồng. Song, việc kéo dài hạ thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu tới hết năm 2024 góp phần 🍎giảm trực tiếp chi phí của người dân, doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi. Từ 1/1/2025, thuế này sẽ trở lại mức trần trong biểu khung thuế, tức 4.000 đồng 💞một lít với xăng (trừ ethanol); dầu, mỡ nhờn 2.000 đồng (riêng dầu hỏa 600 đồng) và nhiên liệu bay 3.000 đồng một lít.
Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ 22-23 triệu m3, tấn xăng dầu các loại. Theo số liệu của Bộ Công Thương, nửa đầu năm nay, cả nước tiêu thụ khoảng 13,2 triệu m3, tấn xă𓆏ng dầu. Mức này giảm khoảng 0,2% so với 6 tháng đầu năm 2023.
Bên cạnh thuế bảo vệ môi trường, theo Tổng cục Thuế, 7 tháng đầu năm, chính sách giảm tiền thuê đất ước làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 2.370 tỷ đồng. Ngoài ra, ngành tài chính cũng gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế như thu nhập doan🦂h nghiệp, cá nhân, tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, tiền thuê đất... khoảng 32.100 tỷ đồng.
Tuy vậy, tính chung 7 tháng đầu năm, tổng thu n🦄gân sách do ngành thuế quản lý là hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng gần 15% so vớ🐎i cùng kỳ.
Phương Dung