💮Ngày 3/12, hàng loạt hãng chế tạo chip tại đây đã ký thỏa thuận xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa, nhằm đối phó với những lệnh cấm tương tự đòn cấm vận được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phê duyệt từ năm 2020.
ജLệnh cấm cho phép Washington chặn các hợp đồng bán chip được chế tạo bằng máy móc hoặc tài sản sở hữu trí tuệ của Mỹ, cắt nguồn cung chip hiện đại dùng quy trình 7 nm hoặc nhỏ hơn cho Huawei. Điều này khiến Huawei không thể cho ra đời điện thoại 5G mới và đánh mất thị phần vào tay những đối thủ như Xiaomi. Dù vậy, mảng thiết bị và cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của Huawei chưa bị ảnh hưởng nhiều do sử dụng các dòng chip đời cũ dễ mua hơn.
Các nhà sản xuất chip Đài Loan lo ngại những lệnh cấm của Washington có thể ngăn họ dùng thiết bị Mỹ để tạo ra sản phẩm cho thị trường Trung Quốc với trị giá 300 tỷ USD, lớn nhất thế giới. Wall Street Journal 𓆏hôm 9/12 cho biết Lầu Năm Góc đang muốn ngăn nhà sản xuất bán dẫn SMIC lớn nhất Trung Quốc mua các loại máy móc của Mỹ.
🔯"Đài Loan sẽ trở thành trung tâm chế tạo bán dẫn tiên tiến", Phó viện trưởng Hành chính viện Đài Loan Shen Jong-chin nói và khẳng định họ sẽ mời chào các hãng chế tạo thiết bị sản xuất chip chuyển cơ sở hạ tầng đến hòn đảo. Giới chức Đài Loan dự định mở thêm 2-3 khu công nghệ cao để tiếp nhận làn sóng đầu tư mới, bên cạnh ba khu vực hiện nay.
꧒"Chúng tôi sở hữu ngành công nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới, nhưng 90% thiết bị sản xuất vẫn phải nhập khẩu. Covid-19 và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng khiến các doanh nghiệp quốc tế thay đổi địa điểm và phương thức sản xuất", Habor Hsu, Chủ tịch Hiệp hội Chế tạo máy móc công cụ và phụ tùng cơ khí Đài Loan, nói.
🔯Thỏa thuận ký ngày 3/12 có sự tham gia của 4 nhóm thương mại và ba tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho toàn bộ ngành công nghiệp công nghệ cao tại đây.
𝔍"Ngành công nghiệp chế tạo máy sản xuất chip nội địa sẽ cho phép Đài Loan tách khỏi phương Tây. Nhưng nó cũng có thể dẫn tới nguy cơ thừa nguồn cung, trong khi nguồn lực nghiên cứu phát triển bị rạn nứt và thiếu tính đổi mới về công nghệ. Hành động của các công ty Đài Loan là biện pháp phòng vệ, đối phó nỗ lực cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc", nhà phân tích Dan Hutchison thuộc công ty nghiên cứu VSLI cảnh báo.
✨Các công ty Đài Loan đang dẫn dầu nỗ lực phát triển ngành công nghiệp chip nội địa do Bắc Kinh khởi xướng. Các doanh nghiệp này muốn duy trì vị thế ở thị trường đại lục và đang tìm cách xây dựng thiết bị riêng để hạn chế tác động từ lệnh cấm vận của Mỹ.
🎃Hai nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip hàng đầu thế giới hiện nay là Applied Materials và LAM đều là doanh nghiệp Mỹ. Tokyo Electron, hãng sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất Nhật Bản, đã tăng doanh số ở Trung Quốc từ 441 triệu USD năm 2015 lên hơn 3,5 tỷ USD trong năm nay.
Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng ngành chip nội địa, nhưng vẫn tập trung vào quy trình chủ lực 14 nm và lớn hơn. Nước này vẫn gặp khó với quy trình 3-7 nm dùng trên các dòng chip cho smartphone 5G, vốn đòi hỏi hệ thống máy phức tạp do công ty Hà Lan ASML sản xuất.
꧒Trung Quốc hiện là khách hàng mua thiết bị chế tạo bán dẫn lớn nhất thế giới với đơn hàng gần 16 tỷ USD trong quý II và III năm nay. Các công ty Đài Loan mua lượng thiết bị trị giá khoảng 12 tỷ USD trong cùng kỳ, một phần trong đó được chuyển đến những nhà máy ở đại lục.
๊"Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách trong thiết kế, sản xuất bán dẫn xuống chỉ còn một hai thế hệ phía sau những tên tuổi hàng đầu thế giới. Trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ là nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất toàn cầu với quy trình đã hoàn thiện, trong khi ASML ước tính Bắc Kinh chỉ cần 15 năm để tự chủ hoàn toàn về công nghệ", báo cáo của Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer thuộc Đại học Harvard ở Mỹ có đoạn.
Điệp Anh (theo Asia Times)