Tham gia vào cuộc chiến giành giật nguyên liệu, Nhà máy Đường Quảng Nam thuộc diện sinh sau đẻ muộn nhưng cũng thu mua được 5.000-7.000 tấn mía của hai huyện phía bắc Quảng Ngãi. Nhà máy Đường Bình Định mới đầu tư ℱkhoảng 800 ha mía tại An Khê (tỉnh Gia Lai), nhưng ♑cho đến cuối tháng 2, họ đã mua tại đây được tới 120.000 tấn.
Nhà máy Đường An Khê nổ máy sau Bình Định hai tháng nên chỉ vét được 70.000 tấn mía tại An Khê. Quyết không chịu thiệt, họ lại nhắm về vùng mía Bình Định và mua với giá trên 290.000 đồng/tấn tại ruộng. Ngay lập tức, mía vùng Tây Sơn, Vĩnh Thạnh được đổ về An Khê. Trong khi đó, Nhà máy Đường Bình Định chỉ mua với giá 225.000 đồng/tấn nên mía tại vùng nguyên liệu của nhà máy vẫn cứ ✤chín rũ ngoài đồng, nông dân chẳng bán được mà nhà máy cũng chưa buồn mua.
Thiếu mía, vẫn xây thêm nhà máy đường
Ngày 18/3, ông Phạm Như Hóa, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường La Ngà (Đồng Nai) gửi công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh, huyện Xuân Lộc c🌃ân nhắc chủ trương cho lập dự án xây dựng nhà máy đường trên địa bàn huyện. Ông nói: ''Tôi không phản đối chủ trương xây dựng nhà máy đường ở Xuân Lộc, nhưng xây lúc này càng làm tình trạng tranh mua mía diễn 𒉰ra gay gắt hơn". Ông Hóa cho biết, Xuân Lộc hiện chỉ có 1.400 ha mía. Muốn mở rộng thêm 2.000-3.000 ha mía trong vài năm là điều khó thực hiện vì nhiều lý do, nhất là dân vẫn cảm thấy giá mía chưa ổn định.
Hiện có hai nhà máy đường tại Đồng 🔜Nai là La Ngà và Trị An với tổng công suất ép mía hàng năm khoảng 520.000 tấn. Trong vụ sản xuất 2001-2002, Đồng Nai chỉ có 450.000 tấn mía. Tuy nhiên, do các 🦂nhà máy đường ngoài tỉnh đến tranh mua quyết liệt nên La Ngà và Trị An càng thiếu nguyên liệu. La Ngà chạy máy được 3 tháng thì ngưng ép (theo lẽ là chạy máy 6 tháng). Trị An lên Đức Trọng, Lâm Đồng, cách nhà máy hơn 200 km mua thêm mía.
Ông Hóa dự báo, nếu có thêm người mua thì dẫn đến giá mía nguyên liệu cũng tăng theo, người trồng mía chỉ được lợi trước mắt. Nếu tình trạng này k♕éo dài, ngành mía đường Việt Nam không thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và sẽ thực sự bế tắc khi ༺hội nhập với thị trường quốc tế.
(Theo Người Lao Động)