Trong quý cuối năm ngoái, Vĩnh Hoàn (VHC) hụt đi hơn một nửa lợi nhuận so với cùng kỳ, chỉ còn gần 200 tỷ đồng. Đây cũng là quý lãi thấp nhất năm 2022 của "nữ hoàng cá tra". Trong khi đó, "ông lớn" ngànജh tôm Sao Ta (FMC) c🌺ũng giảm 26% lợi nhuận về còn hơn 80 tỷ đồng.
Nhóm các doanh nghiệp thủy sản có thị phần nhỏ hơn cũng ghi nhận tình trạng tương tဣự. Công ty Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI) kỳ này lãi hơn 25 tỷ đồng, giảm hơn 70% so với quý IV/2021. Lợi nhuận Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) cũng đi lùi khoảng 76% về còn hơn 4 tỷꦯ đồng.
Nhiều doanh nghiệp có quý thứ hai liên tiếp suy giảm lợi nhuận chia bức tranh kinh doanh của ngành thủy sản thành hai mảng đối lập. Nửa đầu năm, ngành này hưởng lợi liên tiếp nhờ giá bán tốt và thị trường xuất khẩu thuận lợi. Trong đó, VHC, FMC và IDI đồng loạt có mức lợi nhuận cao nhất lịch sử vào quý II. Tình hình dần xấu đi khi càng dần về cuối năm, xuất khẩu hạ nhiệt.
Ban lãnh đạo các doanh nghiệp đều nêu rằng ngàn♏h này đang ꦅchịu áp lực từ hai phía. Ở đầu vào, chi phí nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng. Theo thống kê của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong 3 năm đổ lại đây, giá thức ăn chăn nuôi ngành thủy sản đã tăng khoảng 40-60%, tức tăng 18.000-26.500 đồng một kg. Dẫu có hạ nhiệt vào hồi tháng 8/2022, giá cá nguyên liệu vẫn có xu hướng quay lại gần mức đỉnh 33.000 đồng một kg.
Trong khi đầu ra tiêu thụ gặp khó vì sản lượng và giá bán giảm. Sao Ta cho biết, sức tiêu thụ thủy sản trầm lắng vì ảnh hưởng bởi tình hình lạm phát và suy thoái kinh tế thế giới. Dẫu tính cả năm, xuất khẩu thủy sản đạt kỷ lục 11 tỷ USD, số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, tháng 11/2022 là tháng đầu tiên kể từ đầu năm, tăng trưởng xuất khẩu thủy sản rơi xuống mức âm (giảm hơn 14%) so với cùng kỳ năm ngoái. Sang tháng cuối năm, chỉ số này tiếp tục âm 13%. Tính chung cả quý IV/2022, tăng trưởng xuất khẩu thủy 🍎sản âm 9%.
Các chuyên gia và nhiều đơn vị dự báo, năm 2023 vẫn còn nhiều rủi ro, nổi bật là lạm phát làm giảm sức mua và rủi ro chênh lệch tỷ giá. Tổng cục Thủy﷽ sản đặt mục tiêu xuất khẩu nhóm hàng này đạt 10 tỷ USD cho năm nay, giảm 9% so với cùn𓂃g kỳ. Riêng tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm 31% so với cùng kỳ, đạt quanh 600 triệu USD. Trong đó, cá tra giảm 50%, tôm giảm 46%, cá ngừ giảm 32%...
Nhóm phân tích SSI Research cũng đưa ra dự báo kém khả quan trong bối cảnh hàng tồn kho thủy sản còn nhiều. Đơn vị này dự báo hàng tồn kho sẽ đ൲ược xử lý hoàn toàn vào khoảng quý III, khi đó các đơn đặt hàng mới được khởi động trở lại. Giá bán bình quân, theo SSI Research, sẽ giả🌃m 20-30% so với cùng kỳ trong năm 2023 và chi phí thức ăn cũng sẽ giảm theo.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại được coi là chất xúc tác cho ngành thủy sản. Mặc dù cần thêm thời gian để đánh giá tác động, SSI Research tin rằng điều đó sẽ có lợi cho doanh thu của ngành vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Nhưng đổi lại, thị trường tỷ dân thường có giá bán bình quân luôn thấp hơn khoảng 40% so với Mỹ, nên không đủ mang lại cơ hội phục hồi lợi nhuận của các công ty trong nửa đầu năm. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ giảm kết hợp c꧑hi phí tài chính tăng có thể khiến các ♛công ty công bố mức tăng trưởng lợi nhuận âm cả năm.
Tất Đạt