Ngày đưa "cậ💮u" về, chꦺiếc xe lao vun vút như mũi khoan khổng lồ xoáy sâu phá tan đêm tối. Lúc đó, thời gian với mình bắt đầu đếm ngược trong từng khoảnh khắc.
Ngày đưa "cậu" về, trời mưa, tiếng gió rít, tiếng mưa rơi ầm ầm ào ào. Mình sợ màn đêm, sợ tiếng gào thét giận giữ của gió và mình sợ "c🗹ậu" bị ướt khi không có mình bên cạnh. Đường còn xa lắm, mưa chưa ngớt đâu, bóng đêm hẵng còn dài, mình lo cho "cậu" từn𓃲g phút, từng giây.
Ngày đưa "cậu" về, mình gọi cho họ bảo để "cậu" ở đâu cho khỏi bị ướt. Chắc là tại vì công việc, lại đang trên đường đi nên họ cũng chỉ bảo qua loa là để "cậu" dưới gầm xe. Rồi họ cúp máy. Mình càng lo, những giây phút𒐪 đó sao mà nꦆặng nề đến như vậy.
Rồi mình gọi cho cô Bình cùng trên chuyến xe với "cậu", mình hỏi cô ơi 🎶cô để nó ở đâu. Qua điện thoại, cô cười bảo là dưới gầm xe trong vali của cô rồi, đừng lo. Cô Bình ngay gần nhà mình, lại là chỗ t꧋hân quen nên nghe cô nói vậy mình cũng yên lòng.
Ngày đưa "cậu" về, mẹ mình hỏi với ánh mắt dò xét "Hiếu mi lại mua cái nớ về đó à" (mi lại mua cái đó về đó à),📖 mình biết mẹ không thích sự xuất hiện của "cậu" trong căn nhà này. Mẹ có muôn vàn lý do chính đáng và không chính đáng để giải thích cho điều đó. Mình không muốn giải thích cho mẹ nữa, bởi mẹ có hiểu cho đâu. Mình mang "cậu" về không phải xuất phát từ sự đua đòi, cũng không phải là vì những chuyện tào lao vô bổ.Cái mình cần là "cậu" sẽ giúp mình đạt được những mục đích cao cả hơn trong cuộc sống.
Ngày đưa "cậu" về, mình thích lúc n💛ào cũng được cầm cậu trên tay, mân mê từng đường nét, ngửi mùi nhựa mới. Nhưng mình sẽ không làm việc đó trước mặt mẹ bởi dù sao mẹ cũng không thích "cậu".
Ngày đưa "cậu" về, đến giờ ăn cơm, mìn🍌h giấu cậu trong tủ ngăn kéo trên mấy bộ quần áo mới rồi để cậu hát mấy bài cải lương. Mẹ mình nghe hát chẳng biết từ đâu nhưng cũng thấy gật gù khen "cải lương hay hè, hát từ chỗ mô đó, bật to cấy coi" (cải lương hay nhỉ, hát từ đâu đó, mở to cái coi). Mình lén lút mở to tiếng "cậu" hát chút, mẹ lườm lườm nhìn nhìn "máy tính bảng của mi hát cải lương đó à?". Mình nhìn mẹ, hơi lo lắng nhưng miệng vẫn cố nhoẻn cười.
Ngày đưa "cậu" về, mình mang cậu qua nhà bác Trâm hàng xóm. Gia đình mình và gia đình bác là chỗ thân thiết từ lâu, cách đây chưa đầ𝓰y một tháng, con trai duy nhất của bác đã vĩnh viễn ra đi sau một vụ tai nạn. Ngôi nhà đó bây giờ chỉ còn lại mỗi mình bác, không bóng người thân quen với nỗi đau không thể hàn gắn.
Ngày đưa "cậu" về, mình muốn mình và "cậu cùng✱ qu𒐪a đó trò chuyện với bác, giúp bác vơi đi những đắng cay cuộc đời.
Nhìn thấy cậu trên tay mình bác hỏi "Hiếu cầm cái chi trên tay đó? ", ánh mắt bác hiện lên sự tò mò nhưng vẫn còn đóဣ nỗi buồn của ngày hôm qua. Mình cười và giơ "cậu" lên như muốn khoe với bác "máy tính bảng bác à", bác thều thào bảo "cái ni màn hình to hầy" (cái này màn hình to nhỉ). Mình cười, rồi đưa cậu🔯 cho bác cầm thử, có lẽ cả đời bác chưa nhìn thấy cái thiết bị nào như vậy, nên trông bác lạ lẫm lắm.
Ngày đưa "cậu" về, mình hướng dẫn cho bác Trâm cách dùng cái thứ có tên là máy tính bảng. Mình bảo bác là muốn vào ứng dụng nào chỉ cần lấy ngón tay chạm vào nó là được. Bác cũng làm theo, có vẻ chăm chú, rồi bác cười và bảo "hay hầy, hay hầy". Nụ cười đó làm mình ấm lòng, bởi từ khi con trai bác mất, đến nay mình mới thấy bác vui trở lại. Con người ♒ta ai cũng có lúc phải nếm những đắng cay trong cuộc đời, điều quan trọng là phải biết gượng dậy để sống tiếp và mình nghĩ nụ cư🎃ời là điều cần thiết nhất.
Mình cảm ơn thật nhiều bởi "cậu" đã và đang đem lại một khoảnh khắc, niềm vui và ý nghĩa cuộc sống cho mình và 🅷cả bác Trâm. Nụ cười đó s꧅ẽ bắt đầu cho một cuộc sống mới với bao điều tươi đẹp ở phía trước.
* Độc giả gửi bài dự thi tại đây hoặc [email protected].
Cuộc thi viết "Trải nghiệm cuộc sống cùng tablet” do Báo điện tử VnExpress phối hợp với Công ty điện tử Samsung tổ chức dành cho các công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Chương trình diễn ra trong 6 tuần từ ngày 15/8 đến 25/9. |
Phạm Ngọc Hiếu