Lễ khai mạc Ngày thơ gây ấn tượng bởi phần trình diễn ngâm thơ và viết thư pháp bài Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - phát biểu trong phần khai mạc: "Ngày thơ là nơi truyền thống được hội tụ, kết tinh và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc. Sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại tạo nên động lꦆực để phát triển thơ ca dân tộc".
Tiếp sau đó, gần 30 bài thơ được đọc, trình diễn trên Sân thơ Truyền thống đều là những tác phẩm lấy cảm hứꦚng từ tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc và chiến thắng Điện Biên Phủ. Bên cạnh trình diễn, ngâm thơ, Sân thơ Truyền thống còn có chương trình giao lưu với các nhà văn nhà thơ từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ như thiếu tướng Chu Phác, nhà văn Hồ Phương, nhạc s🗹ĩ Hoàng Vân.
Trình diễn thơ đã trở thành điểm nhấn của Sân thơ Trẻ. Cùng chung chủ đề Mùa xuân đất nước, Ban Văn trẻ Hội nhà văn Việt Nam đã dàn dựng chương trình thành bốn tổ khúc, lấy chữ Xuân làm nền, đó là: Xuân trầm tích, Ngày trong veo ý tưởng thanh xuân, Mùa xuân vỗ cánh và Xuân của mẹ.
Với tiêu chí góp phần phát hiện và tôn vinh những gương mặt thơ mới, nhiều triển vọng, Sân thơ Trẻ 2014 giới thiệu 9 gương mặt tiêu biểu, đại diện cho nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các nhà thơ tham gia trình diễn thơ của chính mình༒, gồm: Bình Nguyên Trang, Trương Xuân Thiên (Hà Nội), Nguyễn Minh Cường (Bắc Ninh), Lê Vi Thủy (Gia Lai), Lê Vĩnh Thái (Huế), Lương Thìn (Bắc Ninh), Lò An Dương (Hà Giang), Nguyễn Thế Kiên (Nam Định).
Đặc biệt, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tiến trở về từ Pháp cũng tham gia chương trình với hai bài thơ: Những chú chào mào đã đến và Tuổi tôi. Ca khúc Tháng Hai do Nguyễn Vĩnh Tiến sáng tác và thể hiện nhận được s🐬ự hưởng ứng của đông đảo kh꧙án giả bởi những ca từ đẹp về mùa xuân.
Từ Gia Lai ra Hà Nội tham dự hội thơ, nhà thơ Lê Vi Thủy cho biết chị thấy choáng ngợp với không khí của ngày hội thơ ở Văn Miếu. Nữ nhà thơ nói: "Đây là lần đầu tiên tôi trình diễn thơ, trước đây tôi chỉ đọc thơ thôi. Khi trình diễn thơ của mình, tôi thấy ⛄cảm xúc được diễn đạt thật và đầy đủ hơn".
Các câu lạc bộ thơ từ nhiều địa phương hội tụ tại Vườn Giám, cùng thể hiện các tiết mục văn nghệ, thi ca cho tới hết ngày Rằm. Sinh viên các trường đại h🔴ọc trên địa bàn Hà Nội hưởng ứng Ngày thơ bằng các tiết mục văn nghệ dàn dựng công phu, độc đáo.
Thả th📖ơ đã trở thành nét đẹp truyền thống trong Ngày thơ hàng năm. Rút kinh nghiệm từ các năm trước, việc chọn 50 câu thơ để thả lên trời trong năm nay được lựa chọn kỹ lưỡng, qua các vòng thẩm định. Chương trình Lễ hội thơ khép lại khi những câu thơ bay lên để lại hình ảnh đẹp, tượng trưng cho sự linh thiêng và nét đẹp truyền thống của thi ca.
Điều đáng tiếc trong Ngày thơ năm nay là phần trưng bày, triển lãm đã không diễn ra như dự kiến. Theo kế hoạch Ban tổ chức đưa ra, Ngày thơ sẽ trưng bày nhiều hiệ🔜n vật gắn bó với các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cùng những bản thảo của họ.
Tuy nhiên, phần trưng bày có rất ít hiện vật, chỉ một vài đồ dùng như áo, võng, bi đông... và không có chú thích đó là hiện vật của ai, cũng không có bất cứ trang bản thảo nào được giới thiệu. Bảo tàng Văn học Việt Nam ban⛦ đầu dự kiến trưng bày các bức tranh vẽ chân dung nhà văn, nhà thơ Việt Nam của nhà thơ, họa sĩ Mỹ Kevin Bowen, song các bức tranh đã không được hiện diện ở Văn Miếu. Lý do đưa ra là tranh có diện tích q♛uá nhỏ, trong khi không gian ở Văn Miếu lại rộng nên không tìm được chỗ thích hợp.
Hiền Đỗ