Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 sẽ khai mạc ngày 11/2 (tức ngày 15 tháng Giêng) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Chủ đề xuyên su꧅ốt của sự kiện năm nay là "60 năm Hội Nhà văn Việt Nam đồng 🤪hành và sáng tạo cùng đất nước".
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - cho biết năm nay ban tổ chức không phân c🍸hia Sân thơ truyền thống và Sân thơ trẻ. Ông giải thích: "Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập hội (1957 - 2017), lãnh đạo hội mong muốn các nhà thơ trẻ và thế hệ đi trước đồng 💞hành trên một sân khấu. Ở đó có các nhà thơ thế hệ chống Pháp, chống Mỹ, nhà thơ sau năm♔ 1975 và những người trẻ hơn. Tất cả tạo thành một khối và viết tiếp nền thi ca Việt".
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phủ nhận ý kiến cho rằng thơ trẻ thời gian gần đây yếu kém nên không thể🔯 để đứng độc lập.
Theo nhà thơ Hữu Việt, việc gắn kết hai sân thơ thể hiện sự bình đẳng giữa các ꦯcây ♓viết mới và thế hệ cũ.
Năm nay, thơ thiếu nhi cũng không xuất hiện trên sân☂ khấu. Tuy nhiên, ban tổ chức dành một không gian đặc biệt cho các câu lạc bộ thơ thiếu nhi, bên cạnh khu vực thơ của các tỉnh, thành phố.
Ngày thơ Việt Nam 2017 còn có không gian triển lãm "60 năm ﷽Hội nhà văn Việt Nam🐻" trưng bày nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật về thành tựu của hội.
Ngoài ra, con đường thi nhân dọc theo lối đi từ cổng vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng là đi🌼ểm nhấn. Trên con đường này, 🌸ban tổ chức giới thiệu chân dung hơn 200 nhà thơ tiêu biểu trong làng thi ca 🍸Việt Nam cùng tác phẩm hay của họ về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Theo ông Nguyễn Quang T♋hiều, độc giả trong và ngoài nước nếu đọc hết các câu thơ này có thể hình dung được tinh thần dân tộc và tâm hồn người Việt.
Vĩ Thanh