Cả những người trình diễn lẫn những người đi xem hội thơ năm nay dường như mang sẵn ngọn lửa yêu nꦫước âm ỉ trong lòng, chỉ chờ "ngọn lửa thơ" thắp lên để cùng sẻ chia và lan tỏa. "Ngọn lửa thơ" ấy, vào 9h sáng 24/2 đã bùng cháy. Trong tiếng chiếng trống rộn ràng, kiệu hoa, cờ lọng, Ngày thơ Việt Nam 2013 khai cuộc bằng màn rước thơ linh đình và long trọng. Đám rước do các nghệ sĩ Nhà hát kịch Việt Nam hóa trang, ăn mặc như vua, hoàng hậu, quan quân, tướng sĩ triều đình oai vệ đi qua Văn Miếu Môn, qua Đại Trung Môn. Ngang Thiên Quang tỉnh, bóng kiệu hoa, cờ lọng in xuống mặt giếng mùa xuân, cơ hồ trong phút chốc, thời gian như ngược lại mấy trăm năm, thấp thoáng bóng dáng của những vương triều Việt Nam trọng thị văn chương, thơ phú. Người đi xem hội tưởng như lạc vào một đám rước thơ rằm tháng Giêng của một thời kỳ lầu son gác tía đã lùi vào quá vãng trong lịch sử Việt Nam.
Sau bài phát biểu khai mạc Ngày thơ 2013 của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam - nhà🎃 thơ Hữu Thỉnh - những câu thơ trong bài thơ thần "Nam quốc sơn hà" - lời sấm truyền khẳng định chủ quyền dân tộc từng hai lần vang lên trong lịch sử dân tộc - lại một lần nữa cất lên đanh thép và hào sảng trên sân khấu Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11.
"Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Những câu thơ với lý lẽ hùng hồn🍎 - không gì có thể xâm phạm núi sông bờ cõi nước Việt - không xa lạ với bất cứ ai tới hội thơ. Nhưng khi bài thơ đường hoàng vang lên trên sân Thái Miếu, trong bối cảnh đất nước đang sôi sục vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, nó khiến không ít người xúc động. Chính từ đây, ngọn lửa yêu nước được đốt lên, lan tỏa trong lòng người xem hội. Đó cũng là mạch nguồn chính xuyên suốt ngày hội thi ca lớn nhất cả nước diễn ra ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm nay. Khi đám rước thơ đã lui, sân khấu nhường chỗ cho màn đọc thơ cầu quốc thái dân an của đại đức Thích Trường Xuân, trụ trì chùa Long Đẩu. Những em gái mặc dài trắng, rắc hoa trong tiếng thơ của đại đức là một khoảnh khắc đẹp, hợp với khí trời mát lành, thanh tịnh của ngày Rằm tháng Giêng Quý Tỵ.
Nếu như ngọn lửa thơ - ngọn lửa yêu nước được thắp lên trên sân thơ truyền thống, thì Sân thơ trẻ mới là nơi đốt cho ngọn lửa này bùng cháy mãnh liệt. Mở màn với "Bay qua biển Đông" của ban nhạc M4U và màn nhảy hiphop của nhóm MA-NIA, Sân thơ trẻ đã báo hiệu một sự đột phá. Điểm mới mẻ và khác biệt của Sân thơ trẻ năm nay là không chỉ có sự tham gia của những nhà thơ tiêu biểu trên khắp vùng miền đất nước mà còn có sinh viên của các trường đại học với những tiết mục đã tham gia cuộc thi sáng tác và trình diễn thơ do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức, diễn ra trong hai ngày trước đó - 🔜22 và 23/2. Phần trình diễn thơ - nhạc của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí - tuyên truyền, Đại học Đại Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách Khoa với chủ đề chính là "Tuổi trẻ với Tổ quốc" 🐎mang một luồng nhiệt huyết tươi mới, năng động và khỏe khoắn cho Ngày hội thơ.
Lần đầu tiên góp mặt trên sân khấu Ngày thơ Việt Nam, những gương mặt trẻ trung đến từ các trường đại học không giấu nổi sự tự hào và thể hiện hết mình. Nữ sinh viên Phan Thị Ngọc Mai đến từ Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội sau khi đọc bài thơ "Các cô gái trên đài quan sát" (tác giả Bùi Công Minh) chia sẻ: "Khi được biết chủ đề của ngày thơ năm nay là Tuổi trẻ với Tổ quốc, em nghĩ ngay đến bài thơ được sáng tác từ cách ඣđây 40 năm nhưng mới được công bố vào ngày kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Em muốn đọc bài thơ này để thể hiện thông điệp về sứ mệnh của những người thanh niên đối với đất nước. Bốn mươi năm trước, các cô cũng bằng tuổi bọn em, cũng là những người thanh niên như thế, nhưng khi đất nước có chiến tranh, các cô đã thể hiện tình yêu, trách nhiệm của mình. Giờ đây, là thời bình nhưng đất nước trong những hoàn cảnh khác nhau đều cần đến sứ mệnh khác nhau của người sinh viên". Ngọc Mai chia sẻ, tình yêu đất nước ở trong ai cũng có, nhất là sinh viên - những con người luôn sẵn bầu nhiệt huyết, vấn đề là biết cách đánh thức nó dậy, làm cho nó sống lên và cùng tạo thành một phong trào. "Dù Tổ quốc có thể nào thì tất cả thanh niên đều sẽ đứng lên và đứng về phía Tổ quốc mình", cô sinh viên năm thứ ba nói.
Tuy vậy, sự góp mặt của sinh viên tại Ngày thơ năm nay vẫn thiên về tính phong trào, khơi dậy khí thế hơn là đi vào chiều sâu, sức nặng của thơ. Ấn tượng trên Sân thơ trẻ năm nay vẫn là phần trình diễn của 9 nhà thơ do Ban Nhà văn Trẻ Hội nhà văn Việt Nam tổ chức và dàn dựng. Năm nay, khác mọi năm, không có màn trình diễn tách biệt nào. Các nhà thơ cùng kết hợp tạo thành hai tổ khúc: Tổ Quốc và Tình yêu. Thụy Anh, Nguyễn Minh Cường, Miên Di, Quang Hưng, Vũ Thiên Kiều, Lữ Thị Mai, Du Nguyên, Bình Nguyên Trang, Nguyễn Anh Vũ cùng sống trong cảm xúc đầy suy nghiệm về Tổ Quốc với hình hài, vóc dáng, nhữn🐷g tấc đất như da thịt máu xương con người: "Mẹ Tổ Quốc tôi / đôi bầu ngực đảo / bốn nghìn năm nhức sữa nuôi con". Cao trào là khi những vần thơ về Trường Sa vang lên: "Trường Sa ơi! Sự bất diệt tạc trong dáng hình người chiến sĩ / Hiên ngang như cột mốc chủ quyền" hay khi 9 nhà thơ cùng hòa giọng: "Đứng trước biển chiều váng vất / Cổ tích còn rắc lông ngỗng đến ngày nay / Đứng trước biển buổi chiều sự thật / Có một ngày nén lại bởi hờn căm".
Tổ khúc Tình yêu lại mang đến những cung bậc từ hồn nhiên, thơ trẻ, vụng dại của buổi ban đầu như "Có một chùm một chùm những tiếng chim non / có một chùm một chùm hoa nắng/ một chùm em thẩn thơ ô cửa mùa hè" của Lữ Thị Mai tới những giận dỗi, yêu thương, tha thứ, bao dung trong giọng thơ của những nhà thơ còn lại. Vũ Thiên Kiều đến từ Kiên Giang chia sẻ, cái hay của chương trình năm nay đó là đạo diễn Phan Huyền Thư đã xây dựng một༒ kịch bản lồng ghép hoàn hảo và xúc động mà ở mỗi tổ khúc, các nhà thơ vừa đọc được tiếng thơ riêng của mình lại vừa hòa giọng làm nên một trường ca về Tổ quốc hay một bản tình ca đa giọng điệu, đa sắc thái như chính cảm xúc của mỗi con người.
Dường như Ngày thơ Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu, một ngày hội chung của những người yêu thơ Rằm tháng Giêng mỗi năm. Và Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng là địa chỉ thân thuộ♎c mà mỗi tín đồ thi ca đều cảm thấy trân trọng, thiêng liêng hơn khi bước chân tới những ngày này. Ngày hội thơ 2013 đông nghịt người, từ già tới trẻ, từ bạn yêu thơ trong nước tới du khách nước ngoài. Sân Thái Miếu chật kín từ khi lễ rước thơ khai màn và chỉ giãn ra một phần khi giới trẻ đổ về sân chơi của mình - Sân thơ trẻ. Tình yêu thơ vẫn hân hoan trên nhiều gương mặt. Trong số những con người đó, có ba anh em trong một gia đình ở Hà Nội. Họ đặc biệt bởi cả ba đều đã về hưu, ở độ tuổi trên dưới thất thập. Họ yêu thơ và đã cùng nhau tới Ngày thơ Việt Nam hơn 10 năm nay. Người ít tuổi nhất trong ba anh em, bà Phùng Thị Vân Anh, phân trần trong vui vẻ: "Tôi bận lắm nhưng vì hai anh ấy giục đi nên tôi phải bỏ việc mà đi đấy". Bà còn liên tục giục ông Phùng Tiến Đức - anh trai của mình - bằng giọng điệu trìu mến của một cô em: "Anh phải nói đi. Nói anh yêu thơ như thế nào, vì sao mà năm nào anh cũng đến hội thơ này". Ông Đức chia sẻ: "Chúng tôi tham dự hội thơ từ 10 năm nay. Những năm trước tôi ở Nam Định nhưng cứ đến Ngày thơ thì lại lên đây. Tôi đến vì tấm lòng yêu thơ, vì có thơ thì mới thấy cuộc sống này có ý n𓂃ghĩa. Mỗi năm tôi lại thấy có nhiều điều mới mẻ, đặc biệt là Sân thơ trẻ. Và tôi đi tìm những điều mới mẻ đó như đi tìm mùa xuân của mình. Tại Sân thơ trẻ năm nay, tôi thấy tình yêu với Tổ quốc được khơi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó giúp cho thế hệ trẻ cũng như bản thân tôi hướng về biển đảo, để cho chúng ta có được một quyết tâm cao bảo vệ quê hương, đất nước".
Ông Đức, bà Vân Anh đều cảm động trước tổ khúc Tổ quốc của các nhà thơ trẻ Việt Nam. Bà Vân Anh xen vào khi anh mình đang nói: "Nghe, xem thì thấy những người trẻ họ có trách nhiệm lắm, họ yêu quê hương, đất nước lắm". Bà Vân Anh cho biết, ba anh em đến Ngày thơ để "Nghe, nhìn và cảm nhận. Có khi không nghe, không nhìn thấy gì cụ thể nhưng cảm nhận được, chia sẻ được với bạn bè, với 🌞những người yêu thơ". Ông Nguyễn Văn Ưởng đi cùng ông Đức, bà Vân - anh rể của hai người - đau họng nhưng liên tục gật đầu đồng tình với hai người em. Cả ba cùng nhau nghe thơ, xem sách, mua sách về nhà. Họ chia sẻ với nhau một thứ cảm xúc hồn nhiên với thơ, sự đồng điệu với nhau, dù tuổi đã cao, điều mà chỉ những người phải giữ được tâm hồn thơ trẻ lắm mới có được.
Cũng tại Ngày thơ Việt Nam 2013, Chu Thị Thu Hằng, giáo viên văn tại trường PTTH Sơn Tây, thị xã Sơn Tây, Hà Nội đi xe máy mấy chục cây số tới Văn Miế🎃u để tham dự. Chị chia sẻ: "Đến với Sân thơ trẻ năm nay, tôi cảm nhận được những điều mình băn khoăn trăn trở mà chưa nói ra được, những điều mình còn đang suy nghĩ, chiêm nghiệm thì các nhà thơ trẻ đã nói hộ và cảm nhận được sự nối kết rất lớn với các nhà thơ". Trên tay cầm cuốn "Lolita", chị Hằng nói: "Tôi muốn mua quyển sách này để khi có thời gian rảnh rỗi sẽ giở ra đọc và đ🔯ể nhắc rằng ngày hôm đó mình đã đến với ngày hội thơ Văn Miếu, như một kỷ niệm đẹp của bản thân".
N🧸gày thơ Việt Nam lần thứ 11 kết thúc bằng màn thả thơ truyền thống, hứa hẹn một năm khởi sắc của Thơ với Tuổi trẻ, với Tổ🔯 quốc và Tình yêu.
Hoàng Anh