Sáng hôm qua (24/6), chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên đầu phiên. Tuy nhiên, khi kết quả kiểꦛm phiếu dần cho thấy tỷ lệ người Anh chọn ra đi thắng thế, giá cổ phiếu bắt đầu sụt giảm. Mạnh nhất là Nhật Bản, khi chỉ số Nikkei 225 chốt phiên mất🦹 7,9%. Kospi (Hàn Quốc) và Hang Seng (Hong Kong, Trung Quốc) giảm lần lượt 3% và 2,9%. Chứng khoán Trung Quốc có mức giảm thấp hơn khá nhiều, với chỉ 1,3%.
Nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi các tài sản rủi 🔯ro, để đổ vào công cụ trú ẩn, khiến giá vàng và yen Nhật tăng vọt. Mỗi ounce vàng hôm qua có lúc nhảy tới 100 USD so với giá mở cửa, lên 1.360 USD một ounce - cao nhất 2 năm. Yen Nhật hôm qua cũng tăng vọt so với USD và euro. Dù vậy, sang phiên châu Âu, giá đã bắt đầu bình ổn.
Bảng Anh cũng có ngày mất giá mạnh nhất lịch sử, khi giảm hơn 8% so với USD. Trong ngày, có lúc mức giảm lên tới 10% - hơn gấp đôi “Ngày thứ Tư đen tối” năm 1992. Hiện đồng tiền này vẫn giao dịch tại đáy 30 năm so với USD. Tuy nhiên, đồng bảng bình ổn từ sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng Anh – David Cameron. CNBC c🎐ho rằng thời gian biểu cho việc rời đi được vạch ra có lẽ đã trấn an được nhà đầu tư phần nào.
Thị trường châu Âu mở cửa khi kết quả trưng cầu ဣdân ý đượ𝕴c công bố chính thức, cho thấy người Anh chọn rời EU. Tất cả chỉ số các thị trường lớn vì thế đều giảm mạnh. DAX (Đức) có lúc mất tới 10%. Còn FTSE 100 (Anh) và CAC 40 (Pháp) giảm xấp xỉ 8%. Nhiều ngân hàng mất tới một phần ba vốn hóa chỉ trong nửa giờ.
Dù vậy, về cuối phiên, đà giảm đã thu hẹp phần nào. FTSE 100 chỉ mất 3,15%. Còn DAX và CAC 40 giảm 6,8% và 8%. Việc FTSE giảm nhẹ hơn so với các thị trường khác được lý giải một phần là do bảng Anh mất giá. Do nhiều công ty lớn của Anh ghi nhận💯 lợi nhuận bằng USD và doanh thu chủ yếu đến từ thị trường nước ngoài.
Tại Mỹ, cả ba chỉ số chủ chốt của phố Wall đồng loạt đi xuống ngay đầu phꦉiên. S&P 500 mấ🐻t 2,71%, có phiên mở cửa tồi tệ nhất từ năm 1986. Nasdaq mất 3,36% và Dow Jones giảm 3%. Cả 10 nhóm ngành trong S&P 500 đều đi xuống, mạnh nhất là tài chính. Và trên sàn NYSE, cứ 24 mã giảm mới có một mã tăng.
Chốt phiên, mức giảm thậm chí còn lớn hơn. Đó là 3,6% (S&P 500), 3,4% (Dow Jones) và 4,1% (Nasdaq). Đây là phiên giảm mạnh nhất 10 tháng qua của ꦫchứng khoán Mỹ.
Biến động quá lớn tại các thị trường tài chính đ♌ã buộc các ngân hàng trung ương lên tiếng. Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cam kết sẽ bơm ra hàng tỷ USD hỗ trợ. Trong khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) kꦛhẳng định sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vay của các ngân hàng để đối phó với biến động. Còn Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố “đang theo dõi sát sao” các thị trường tài chính.
“Xét về biến động giá, thị trường đã đi quá xa. Đó là vì họ đặt cược vào kết quả ở lại. Nhưng thị trường đã sai. Nhà cái đã sai. Và 🎉kết quả là số tiền họ đổ vào cũng sai nốt. Cái chúng ta thấy hôm qua chính là sự tái điều chỉnh rủi ro”, Michael Hewson – nhà phân tích thị trường tại CMC Markets cho biết.
Hà Thu (theo CNBC)