Chiếc 💞xe chở Huy và bố Lò Văn Dương là một trong hàng trăm chuyến xe do Bệnh viện K sắp xếp đưa bệnh nhân và người nhà về các tỉnh thành trong những ngày qua.
Xuất phát từ 6h sáng ngày 7/6, đến 8h tối, hai bố con về tới nhà ở bản Nà Hỳ (Chiền Cang, Sông Mã, tỉnh Sơn La). Vừa tới cửa, bất chấp lời can ngăn "phải giãn cách", cậu bé 3 tuổi nhào vào lòng mẹ. Chị Lò Thị Hồng ôm con gọn lỏn trên bụng bầu, hít 🥂hà má con trong dòng nước mắt. Một tháng hai bố con cách ly, ở hai đầu Hà Nội - Sơn La không chỉ có nỗi nhớ.
Như hầu hết các thanh niên dân tộc Thái ở Chiềng Cang, anh Lò Văn Dương kết hôn với chị Lò Thị Hồng khi cả hai chưa đầy 20 tuổi. Sau ba năm chung sống không có con, họ nhận nuôi một bé gái. Hạnh ph♌úc vỡ òa khi chỉ một tháng sau đó chị𓂃 Hồng có thai bé Huy. Cậu bé sinh ra và lớn lên khỏe mạnh, tinh nghịch.
Bỗng một lần chụp ảnh con trai, anh Dương thấy mắt phải của con vàng hơn bình thường. Đốm vàng đó ngày càng đậm và lan rộng. Anh chị mang con đi bệnh viện tỉnh khám mà không tìm ra bệnh. Đầu năm nay họ lặn lội xuống Bệnh viện Mắt Truꦯng ương thì được xác định bé có khối u võng mạc.
"Chẩn đoán của bác sĩ khiến൲♓ vợ chồng tôi ngã gục. Bệnh của con đã nặng lắm rồi, không còn cách nào khác ngoài chữa trị càng sớm càng tốt", anh Dương, 26 tuổi nhớ lại.
Kể từ đó, ông bố trẻ cùng con trai "hành quân" xuống viện ít nhất một tuần mỗi tháng. Với một đứa trẻ chưa đầy 3 tuổi, nặng 11 kg, hóa chất vào người khiến con không thể ăn một hạt cơm hay uống được hớp sữa. Mỗi đợt truyền, anh Dương mua mộꦆt số loại quả và bánh, con ăn được miếng nào thì vui miếng ấy.
Xót xa nhất là lần vào hóa chất đầu tiên, Huy bị sốt, ăn gì nôn đấy, hạ bạch cầu. Truyền xong, buổi c♑hiều hai bố con liền bắt xe về quê. Trước lúc lên xe bác sĩ dặn mua theo bình nước nóng, sốt cao không uống thuốc được thì chườm cho con.
Chuyến xe về trong đêm băng qua những con đèo chênh vênh, lắc trái lắc phải. Bé Huy chưa quen 🌄đi xe, sốt cao, bức bối trong người nên quấy khóc đòi xuống xe đi bộ. Anh Dương vừa dỗ, 🀅vừa chườm cho con và xin lỗi mọi người. Đến 3h sáng thằng bé mới thiu ngủ.
N🐓gười dân bản Nà Hỳ sống hoàn toàn dựa vào nương rẫy. Trưởng bản Lò Văn Tuấn cho biết, thu nhập bình quân đầu người của bản là 10,2 triệu đ﷽ồng một năm. "Chúng tôi tự cung tự cấp, ăn rau là chính. Nếu chẳng may trong gia đình có một người đi viện thì thực sự quá sức với dân bản", ông Tuấn nói.
Khi con p▨hải đi viện, vợ chồng Lò Văn Dương bán toàn bộ ngô thu hoạch vụ đông năm ngoái được hơn 10 triệu đồng và đã chi hết trong lần xuống viện đầu tiên. Những lần sau, gia đình phải vay mượn anh em, làng xóm.
Đến lần truyền thứ năm, anh Dương vay được chị gái và anh trai, mỗi người 2 triệu đồng, nâng tổng số nợ lên hơn 30 triệu đồng. Vét tron🎉g nhà còn được hơn 500 nghìn đồng, hai bố con mang đi tất. Anh Dương đã tính toán chi ly, các l𝄹ần trước cả viện phí lẫn thuốc thang là hơn 2 triệu đồng nên số tiền này vẫn đủ cho ăn uống, đi lại.
Nhưng lần này mọi thứ chệnh hướng anh tính toán. Xuống viện hôm 4/5, hai ngày sau Huy được vào truyền. Bệnh viện yêu cầu gia đìn💖h phải mua hóa chất ngoài cho bé, hết 3,9 triệu đồng, trong túi còn lại vỏn vẹn 100.000 nghìn đồng.
Một ngày sau, bệnh viện K bị phong tỏa. Trong cơn rối bời, anh Dương cũng đứng ngồi không yên. Ở quê đang vụ gặt, mẹ già bị bệnh không thể lao động, vợ sắp đến ngày sinh, con gái thơ dại. "Làm cả năm chỉ trông vào vụ thu hoạch. Tôi không về được t🌊hì gánh nặng vợ phải chịu", anh nói.
Nhà ai cũng phải gặt nên không thể giúp, chị Hồng đành phải tự 🐽xoay xở. Từ nhà đến ruộng không quá xa nhưng Hồng không biết đi xe máy, chị gặt đến đâu, phơiꦏ tới đó, chiều lại gùi lúa về để tuốt bằng máy mini.
Chị và chồng bớt căng thẳng khi biết n😼hững ngày cách ly được bệnh viện cung cấp suất ăn miễn phí. Nỗi lo nhẹ hẳn đi khi vào ngày cách ly thứ 10, hai bố con được một số nhà hảo tâm tặng tiền. "C༒húng tôi được tặng đủ tiền để trả viện phí. Lúc về bệnh viện lại đưa tận nhà, nên vẫn mang về được 500.000 đồng", anh Dương chia sẻ.
Về nhà hai bố con tiếp tục thực hiệ🎃n cách ly thêm 14 ngày. Vậy là từ vụ gặt đến vụ tra ngô, anh Dương không thể đỡ đần được vợ ngày nào. Giờ người dân trong bản đã tra xong hết, còn chị Hồng vẫn đang tranh thủ 🌺làm được chừng nào hay chừng đó.
Bác sĩ điều trị Lưu Quốc Hoàn, Bệnh viện K Tân Triều cho biết, bé Huy bị ung thư 🧸võng mạc hai mắt. Con đã điều trị hóa🉐 chất 5 đợt và sẽ tiếp tục điều trị đợt 6, nhưng do Viện K Tân Triều đang dịch bệnh nên chưa nhận bệnh nhân tiếp. "Hai bố con rất tuân thủ lịch điều trị dù mỗi lượt đi về gần 700 km. Bé Huy rất ngoan. Bố mẹ bé rất thương con, khó khăn thế nào vẫn cố gắng chữa trị cho con", bác sĩ Hoàn nói.
Hiện tại mắt phải của bé đã hỏng không còn nhìn thấy. Vợ chồng anh Dương hy vọng quá trình điều trị sẽ giúp con giữ được mắt t🦩rái. "Giờ chúng tôi chỉ mong bệnh viện sớm hết dịch để đưa con xuống tiếp tục chạy chữa", cặp vợ chồng nói.
Bữa cơm đoàn tụ đêm 7/6, như bao bꦚữa ăn khác của gia đình là cơm trắng và canh rau. Thế mà sau chuỗi ngày cách ly ở viện, Bảo Huy lại nhớ cơm nhà, ăn được cả bát cơm canh. "Món con thích nhất là mỳ tôm chan bầu đất", chị Hồng nói.
Phan Dương
Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với chương trình Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng.
Thêm một sự chung tay của quý vị là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước.
Mời xem thông tin về chương trình tại đây.