Gần 6 giờ sáng, bà Trần Thị Thảo, 58 tuổi, người xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn lại cưỡi trên chiếc xe cub đời cũ ⛎có mặt ở chợ heo Bà Rén. Đã 32 năm có mặt ở cái chợ này nhưng bà Thảo không mua, không bán mà chỉ làm một công việc duy nhất: Bồng (bế) những chú heo từ lồng này sang lồng khác.
Chợ heo Bà Rén nằm ngay ไsát bên quốc lộ 1, ra đời từ những năm 1970.꧃ Khuôn viên rộng vài ngàn mét vuông, ở giữa là ngôi nhà chừng 500 m2 bày bán heo giống. Nơi đây là một địa chỉ nổi tiếng được nhiều người biết đến, vì chợ heo lớn nhất miền Trung và lâu đời nhất nước.
Thời giꦅan qua dịch tả châu Phi hoành hành nên chợ vắng vẻ, thu nhập không có, nay mới bắt đầu hoạt động trở lại.
Đến nơi, bà Thảo đầu đ⛄ội nón, mặc bộ áo quần bảo hộ, đeo găng tay mang vào bắt đầu công việc quen thuộc. Cả chợ này hiện chỉ có 5 người phụ nữ làm nghề bồng heo, người có thâm niên ít nhất là khoảng 10 năm, cao nhất là bà Thảo.
Tiếng heo kêu inh ỏi, những cuộc tra๊o đổi, ngã giá tấp nập. Chợt nghe tiếng ai đó gọi với sang, bà Thảo lập tức biết mình cần phải làm gì, thoăn thoắt chạy đến, gỡ dây rọ lồng, thò tay tóm gọn một chú heo, ôm chặt ℱvào người và bế sang thả vào lồng của người mua. Chỉ khoảng 10 phút, đàn heo 10 con, mỗi con nặng 5 kg đã được bà Thảo chuyển lồng gọn gàng.
Đôi khi, công việc của bà không chỉ là bồng heo chuyển lồng. Nếu thương vụ chưa được "chốt", bà còn phải bồnꦆg heo đưa lên cao để người mua ngắm nghía, kiểm tra. Khi hai bên đã đồng ý, nhiệm vụ tiếp theo của bà Thảo là bồng một con heo đứng lên cái cân. Người bán và người mua cùng nhìn vào mặt cân và lẩm nhẩm tính. Sau khi lấy trừ số cân nặng của người ra thì biết trọng lượng con heo. Đến đây, cuộc mua bán mới bước vào giai đoạn thỏa thuận giá cả, tính tiền.
"Để cân nguyên con heo thì phải buộc chân hoặc bỏ trong lồng, cách làm này mất nhiều thời gian", ông Trần Văn Tiến, một thương lái nói và giải thích việc nhờ những người bồng heo sẽ thao tác nhanh nên có thời gian để đi mua con heo khác. Một ngày, ông Tiến đến chợ mua vài chục con heo và đ🍬ưa đi các huyện miền núi tiêu thụ.
Phiên chợ he꧅o Bà Rén thường chỉ kéo dài 4 tiếng buổi sáng. Bà Thảo mồ hôi nhễ nhại di chuyển như con thoi, chạy từ chỗ này qua chỗ khác, cố gắng bồng được càng nhiều heo càng tốt để kiếm thêm thu nhập. Phần nữa, thao tác nhanh chóng của bà giúp cho công việc người mua kẻ bán diễn ra trôi chảy.
Khoảng 10h sáng phiên chợ kết thúc, bà Thảo đến gặp thương lái để nhận tiền công. Mỗi con hꦦeo dưới 10 kg bà được trả 500 đồng, heo t💖rên 10 kg là 1.000 đồng. Từ sáng đến trưa, bà Thảo thu về gần 100.000 đồng.
Bà Thảo kể, mình sinh ra 🍰ở một tỉnh tại miền Bắc nhưng tuổi đôi mươi ấy phải lòng chàng trai xứ Quảng ra Bắc tập kết. Hai người nên duyên vợ chồng và về xã Quế Xuân 1 sinh sống. Năm 1988, bà ra chợ Bà Rén làm thuê cho người ta, ai kêu gì làm nấy.
Lâu ngày, những người bán và muaཧ heo quen mặt, gọi bà bồng chuyển heo từ lồng này sang lồng khác, hoặc thương lái muốn xem con heo thế nào thì phải bồn💯g hẳn lên ngắm nghía. Bà Thảo theo nghề từ đó với cái tên "Thảo Bắc", rồi nhiều chị em trong vùng khác thấy thế cũng đến xin làm.
Chồng bà Thảo mất sớm để lại hai con nhỏ. Bà ở lại quê chồng bám lấy chợ Bà Rén ꦅđể nuôi các con.🥀 "Đổ mồ hôi, sôi nước mắt với nghề để kiếm từng đồng nhưng tôi luôn cảm ơn cái chợ này. Chợ có nghề bồng heo mà có kế sinh nhai, nuôi con khôn lớn, nên người", bà tâm sự.
Mấy chục năm qua, mọi thứ xung quanh thay đổi nhiều nhưng giá bồng heo vẫn giữ nguyên. Xong phiên chợ, bà về nhà làm tiếp việc đồng áng, còn trông nhờ vào nghề này 𒈔không nuôi đủ gia đình.
Những người làm nghề bồng heo như bà bà Thảo có một nỗi khổ là mùi heo bám vào người, dù tắm đủ loại xà phòng không hết. "Để bồng được heo phải có ngꦬhề, nếu làm không quen, để con heo sổng, chạy mất thì phải đền khoản tiền lớn", bà nói và cho biết, ngày mới làm chưa quen, bà từng để một số con tuột ra khỏi tay. Có con bà đuổi theo bắt được, con không tìm được nên phải đền tiền.
"Để heo không bị mất thì khi bồng cho một tay đ🐻ặt phía sau hai chân trước; tay còn lại giữ ở bụng rồi ép vào người", bà nói.
Bà Nguyễn Thị Lâm, 60 tuổi, một đồng nghiệp của bà Thảo cho biết: "Nghề này trông thế nhưng khá vất vả và cũng có rủi ro. Nhiều người không muốn tiếp tục làm nữa nhưng ai cũng cꦍó hoàn cảnh khó khăn mà lớn tuổi rồi nên cũng không xin làm đâu được".
Cũng theo bà Lâm, thu nhập từ chợ heo chỉ giúp mọi người còn kiếm được tiền để chợ búa, trả tiền điện nước chứ không có dư nhiều. Con cái bà L🎶âm đã lớn, xưa làm nuôi mấy đứa con, giờ đứa nào cũng giục bà nghỉ và tuổi đã nhiều.
"Tôi thấy mình còn sức, làm được ngày nào hay ngày đó, nghỉ cũng buồn mà lại tội con phải nuôi thân già", bà nói chưa ꧒dứt lời thì có tiếng người gọi bồng heo. Bà Lâm chạy đến và bồng con heo cho lênﷺ xe tải.
Ông Phạm Cư, Trưởng ban quản lý chợ cho biết, mỗi ngà🌳y có khoảng 100 người đến mua bán gần 1.000 con heo. Trong tháng, chợ chỉ nghỉ ngày mùng 1 và 15 âm lịch.
"Tại chợ mua heo sẽ được bảo hành bằng thỏa thuận miệng, dù không có một giấy tờ gì nhưng người nào mua về trong 4 ngày mà heo không khỏe, có dấu hiệu bệnh thì mang ra trả lại. Ngườ🦂i bán sẵn sàng đổi cho con khác", ông Cư cho biết.