Hệ thống đường ray của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới vì giờ giấc chuẩn xác. Tại thủ đô Tokyo, gần 40 triệu hành khách dùng tàu điện hàng ngày, lớn hơn rất nh✃iều so với các phương tiện như bus, hay ôtô cá nhân.
Hầu h🍸ết tuyến, tàu đến cách nhau 5 phút và dừng đón khách trong 2 - 3 phút. Khoảng 24 chuyến tàu chạy mỗi giờ cùng theo một hướng. Dù có rất nhiều tàu, hệ thống tàu điện ngầm vẫn rất đông đúc, quá tải, đặc biệt vào giờ cao điểm. Theo thống kê năm 2007 của Bộ đất đai, hạ tầng và vận tải Nhật, gần như tất cả tàu điện đều chạy quá năng suất, một số tuyến còn vượt tới mức 200%.
Vì phải chở gấp đôi số khách trên mỗi toa tàu, tại các ga có đội nhân viên mặc đồng phục gọi là oshiya (hay người đẩy khách). Họ đeo găng tay trắng, có nhiệm vụ "nhét" nhiều người vào một toa để tàu chạy đúng giờ. Công việc này thực sự rất khó ꦜtin và bạn phải tận mắt mới thấy nó như thế nào.
Khi các oshiya lần đầu có ở ga Shinjuku, Tokyo๊, họ được gọi là "đội sắp xếp hành khách" và phần lớn là các học sinh sinh viên làm thêm giờ. Ngày nay, nhân viên ga và đội oshiya phải thay nhau làm trong giờ cao điểm.
Mới nổi của Nhật Bản nhưng nghề đẩy khách lên tàu điện ngầm lại là "sáng tạo" của người Mỹ, tại thành phố New York từ một thế kỷ trước. Họ không được yêu quý do luôn phải đẩy khách trong trạng thái có phần𓃲 căng thẳng và được mệnh danh là "những kẻ nhồi cá".
Vào năm 2012, nhiếp ảnh gia làm việc tại Hong Kong, Michael Wolf, đã chụp một chùm ảnh có tên Tokyo Compression, ghi lại gương mặt của các hành khách bị chèn ép trên tàu điện ngầm. Bộ ảnh cho thấy tình trạng tồi tệ bên trong hệ thống tàu điện ngầm. Cơ thể hành khách bị chèn chặt, ép vào những người khác tới nỗi họ không thể cử động được. Những người thấp hơn cò꧃💎n phải chịu sức nặng lớn hơn.
Xem thêm: Cuộc sống ở đất nước lịch sự nhất thế giới
(Theo Amusingplanet)