Thị xã Tân Châu những ngày giữa hè đón cái nắng gay g꧂ắt. Gia đình cụ Tám Lăng đang bước vào tháng đầu tiên của mùa dệt Lãnh Mỹ A. Ở vùng này, chỉ có ông và vợ chồng con trai úღt là còn theo nghề làm loại lụa nổi tiếng trong và ngoài nước.
Ở gian nhà trước, nhóm nghệ nhân đang cắm cúi dệt những tấm lụa tơ tằm trướcꦡ khi đem nhuộm với nhựa mặc nưa - một loại quả chuyên dùng để tạo độ đen bóng đặc trưng cho Lãnh Mỹ A.
Ông Tám Lăng kể năm nay, mặc nưa mất mùa nặng. Thời tiết thất thường khiến sản lượng quả giảm cò꧟n 10% so với mọi năm. Loại quả này chỉ có thể trồng trên đất phù sa màu mỡ mới cho được sản phẩm nhiều dầu, mủ đạt tiêu chuẩn. Khoảng bốn năm nay, cây mặc nưa bị đốn hạ do người dân không kiếm được đầu ra cho sản phẩm. Mặc nưa cứ thế ít dần, hiện chỉ còn lác đác ở một số nơi trong vùng, thương lái tự đến thu hái, trả tiền chứ các hộ không còn buồn rao bán.
Ông cụ 90 tuổi kể những năm gần đây, do mặc nưa thất mùa, ngành dệt Lãnh My A ở thị xã Tân Châu gặp nhiều khốn đốn. Cách đây vài𒉰 chục năm, ở vùng này, hầu như nh🤡à nào cũng làm Lãnh Mỹ A. Thời thịnh nhất của loại vải cao cấp này là trước năm 1975. Giai đoạn ấy, chỉ có gia đình quyền quý mới đủ tiền để mua Lãnh Mỹ A may áo dài. Loại lụa này được khen là mặc vào mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, càng mặc vải càng đen bóng. Du khách đến địa phương, nhìn những bàn tay đen tuyền vì nhựa mủ liền biết đó là thợ nhuộm.
Sau này, người dân dần bỏ nghề vì không chịu nổi sương nắng dãi dầu, đồng thời các loại vải nilon dần c๊hiếm lĩnh thị trường. Nhiều người trẻ thấy bố mẹ, ông bà khổ cực, lại sợ dính nhựa vào 🌸tay gây mất thẩm mỹ. Cứ thế, nghề nhuộm truyền thống dần mai một vì không còn người tiếp nối.
Gia đình ông Tám Lăng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi không thể tìm được đủ sản lượng mặc nưa cần thiết. Theo ông Tám, để nhuộm được màu đen huyền, bóng láng của Lãnh Mỹ A, mỗi ngày, gia đình ông tốn vài trăm kg nguyên liệu. Một mét vải phải được nhuộm đi nhuộm lại 80 - 100 lần để chất nhựa thấm sâu vào từng thớ sợi, từ đó giúp vải bền lâu, khó sờn màu. Quá trình này kéo dài 2-3 tháng. Loại trái này không thể thay thế bằng các hình thức nhuộm khác, bởi đây vốn là trái làm thuốc, đạt tính an toàn cao cho người sử dụng. Trái mặc nưa cũng khó thể lưu trữ trong thời gian lâu, vì chỉ cần trái khô đi, ít dầu thì vải không đạt được độ đen óng cần thiết.
Một mùa làm Lãnh Mỹ A tương đương với mùa trồng mặc nưa, kéo dài từ tháng 6 ღâm lịch đến Tết Nguyên đán năm sau. Tuy nhiên, từ đầu mùa đến nay, gia đình ông chưa làm được một mét lãnh nào. "Mỗi mùa, chúng tôi th😼ường cung cấp 300 cây vải, mỗi cây dài khoảng 20 mét. Hiện tại, nếu phía đối tác yêu cầu lượng vải là 10.000 mét, chúng tôi đành chịu thua vì không tìm đâu ra đủ lượng mặc nưa để nhuộm đủ sản phẩm", ông Tám tâm sự.
* Quy trình dệt, nhuộm để làm Lãnh Mỹ A
Mặc nưa không phải là lý do duy nhất khiến nꦇghề dệt Lãnh Mỹ A dần thất truyền. Việc cần thiế🅰t phải có các người thợ tay nghề cao là điều khiến gia đình ông Tám đau đầu.
Một nhóm thợ làm Lãnh Mỹ A gồm bảy người dệt và ba người nhuộm. 🎃Lãnh được dệt từ loại tơ tằm được đặt mua ở Lâm Đồng, sau khi dệt sẽ được nấu lên để lụa nhả hết nước dãi của tằm. Khi dệt, nghệ nhân luôn tuyệt đối cẩn thận bởi chỉ cần sai một đường, tấm vải ꦗcoi như bỏ đi, không thể tháo sợi ra để dệt lại. Nghệ nhân nhuộm lại càng khó tìm, bởi theo ông Tám, việc nhuộm vải đòi hỏi trình độ cảm nhận cao về màu sắc. Việc phơi lụa phải tuân theo yêu cầu ánh sáng nắng sớm ngoài đồng, nếu không màu vải sẽ không đạt. "Con trai tôi luôn phải giám sát thợ để cần biết vải ở lần nhuộm thứ 80 hay 100 mới cho ra màu như ý mình muốn.", ông Tám chia sẻ.
Nhắc đến con trai, đôi mắt ông Tám ánh lên niềm tự hào. Ông có cả thảy 10 người con, nhưng chỉ có con út - anh Nguyễn Hữu Trí, 45 t🔯uổi - kế 💎nghiệp cha.
Giai đoạn năm 2003 - 2004, anh Trí từng thất vọng, thậm chí bỏ nghề vì thấy nhiều người quay lưng với 🦩Lãnh Mỹ A. Chật vật với đủ thứ nghề như xây dựng, mở quán ăn, đến năm 2014, anh trở lại nghề truyền thống của gia đình sau khi tìm được hướng đi mới. Ngày xưa, Lãnh Mỹ A chỉ có màu đen đặc trưng của mặc nưa. Về sau, anh Trí sáng tạo thêm sáu màu khác để nhuộm cho lụa, chẳnꦰg hạn màu kem, xám ghi, vàng đồng... Với các màu này, anh Trí cũng chỉ sử dụng chất liệu thiên nhiên như dây cóc, huyết rồng, lá cẩm... Vải các màu này được gọi là lụa Mỹ A.
Cũng như cha, anh Trí trăn trở khi thấy ngày càng nhiều người rời bỏ nghề dệt, nhuộm Lãnh Mỹ A bởi thu nhập ít ỏi không đủ bù đắp cho công nhọc nhằn. Tấm vải sau khi nhuộm xong cũng phải chắt chiu, gìn giữ, được phơi trong hệ thống nhà kín, bởi chỉ cần côn trùng đậu vào, vải coi như hỏng. Anh Trí kể có đoàn kỹ sư Nhật đến thăm, sau k🦋hi thấy cơ nguy mai mộဣt của nghề liền động viên gia đình anh ráng gìn giữ. Anh Trí gật đầu mà lòng cứ canh cánh món nợ ngân hàng vì phải vay tiền mua tơ tằm.
Song, nhìn đứa con gái đang học tiểu học, anh Trí tâm sự sẽ quyết tâm vừa làm, vừa tìm người có chí, để khi anh già, nghề truyền thống có cơ may được giữ lại. Aꦰnh không quan điểm cứ cha truyền phải là con nối, bởi t𝔉rong thâm tâm, anh muốn vùng Tân Châu vực dậy thời hoàng kim của Lãnh Mỹ A.
"Cha tôi từng nhiều lần thủ thỉ, ngày nào ông còn sống, nhất định phải còn Lãnh Mỹ ⛄A trong nhà. Lời dặn ấy, tôi không🍨 dám quên", anh Trí tâm sự.
Năm 2006, Lãnh Mỹ A được nhà thiết kế Võ Việt Chung áp dụng trong loạt áo dài của anh và mang đi trình diễn nhiều nơi như Thượng Hải, Australia, New Zealand... Năm 2016, nhà thiết kế Công Trí tiếp tục sử dụng loại lụa này trong bộ sưu tập các loại váy💝 liền thân dáng suông, váy chữ A, áo vest, áo sweatshirt... Nguyễn Minh Công - người từng may quốc phục cho hoa khôi Nam Em thi ở Miss Earth 2016 - đánh giá Lãnh Mỹ A là chất liệu mang tính dân tộc, đòi hỏi tay nghề cao của nhà mốt. Tháng 9 tới, anh cùng nhiều nhà thiết kế như Hằng Nguyễn, Huỳnh Tiên... tham dự show thời trang The Dreamers (Những kẻ mộng mơ) với tư cách tác 🐷giả của 75 mẫu thiết kế làm từ Lãnh Mỹ A và lụa Tân Châu. Một phần trong bộ sưu tập 🧸được bán đấu giá giúp trẻ em nghèo ở nhiều nơi - trong đó có vùng Tân Châu, An Giang. |
Tam Kỳ