Nghệ sĩ cho biết ban đầu e ngại khi "bầu" Gia Bảo - cháu nội của ông - mời tham gia, vì chưa xem phiên bản kịch nói. "Nghĩ lại, tôi muốn diễn vì cải lương là cái nôi nuôi sống dòꦉng họ tôi - gia t𝓡ộc Thanh Minh Thanh Nga. Tôi muốn sân khấu miền Nam có thêm nhiều vở hay", ông nói.
Theo bảng phân vai, Bảo Quốc vào vai ông Năm, Vũ Luân đóng ông Tư - đôi bạn thân thuở nhỏ, sang Mỹ định cư và gặp lại nhau nơi đất khách. Gia Bảo, Quốc Đại vào vai hai nhân vật chính thời trẻ. Tác phẩm còn sự tham gia của nghệ sĩ Thanh Hằng, Linh Tâm, Trọng Phúc, Trinh Trinh..., dự kiến công diễn ngày 8/1/2023 ở Nhà hát Trần Hữu Trang, quận 1, TP HCM. Vở nằm trong loạt chương trình Tài danh đất Việt - dựng lại các tác phẩm sân khấu k💛inh điển - do Gia Bảo tổ chức.
Thanh Hằng (đóng vai vợ ông Tư) nhận lời vì mối thâm giao cùng gia tộc Thanh Minh Thanh Nga. Chị cho biết chịu ơn gánh hát nổi tiếng từ lúc 12-13 tuổi, khi theo chân cha mẹ vào đoàn làm diễn viên múa. Lúc ấy, cố nghệ sĩ Thanh Nga - bà nội Gia Bảo - uốn nắn cho chị những câu hát trong vở Bên cầu dệt lụa. Vài năm sau, dù rời đoàn, nhớ tình nghĩa với Thanh Nga, chị đổi nghệ danh thành Thanh Hằng, viết tắt của cố nghệ sĩ và M🃏ỹ Hằng - tên thật của chị.
Vở Dạ cổ hoài lang lần đầu ra mắt bản cải lương tại Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc hồi tháng 11 tại Long An. Tác phẩm đoạt sáu huy chương - trong đó có huy chương bạc cho Thanh Điền, vai ông Năm. Do sức khỏe kém, Thanh Điền rút khỏi đợt diễn sắ𒅌p tới. Khác bản dự thi liên hoan, bản công diễn sẽ kéo dài hơn do không bị hạn chế về thời lượng. Tác phẩm cũng được bổ sung các bài ca, tình tiết để tăng "đất diễn" cho các nghệ sĩ.
So với bản dựng năm 1990, kịch bản mang màu sắc đương đại hơn. Vai con trai ông T🍒ư (Linh Tâm đóng) là điểm mới, đóng vai trò làm cầu nối hàn gắn mâu thuẫn giữa hai thế hệ - ông Tư và cô cháu nội. Nhiều phân cảnh không có bản dựng cũ, chẳng hạn khi người con quỳ gối, dâng roi chịu phạt trước ông Tư, người cháu - vốn sống ở Mỹ từ nhỏ - đòi gọi cảnh sát vì cho rằng đó là bạo hành gia đình.
Kịch Dạ cổ hoài lang ra mắt năm 1995 tại câu lạc bộ Sân khấu Thể nghiệm, nay là nhà hát 5B Võ Văn Tần. Với sự góp mặt của Thành Lộc, Việt Anh, vở kịch trở thành hiện tượng, diễn mùa Tết ba suất mỗi ngày - sáng, chiều, tối, tổng cộng hơn 700 suất. Năm 2014, sân khấu kịch Idecaf dựng lại vở nhằm đánh dấu 20 năm ra đời. Năm 2017, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng ra mắt phim điện ảnh cùng tên với kịch bản chuyển thể từ vở diễn, do Hoài Linh đóng ông Tư, Chí Tài đóng ông Năm.
Nghệ sĩ Bảo Quốc sinh năm 1949, quê Tây Ninh. Ông là con thứ sáu trong gia đình có 10 người con. Cha ông là Lư Hòa Nghĩa, nghệ danh Năm Nghĩa - một nghệ sĩ cải lương có tiếng tại miền Nam thời bấy giờ. Mẹ ông là Nguyễn Thị Thơ - tức "bầu Thơ" chủ đoàn cải lương Thanh Minh - một trong năm đoàn hát nổi tiếng nhất Sài Gòn từ những năm 1950 đến 1972. Bảo Quốc có nhiều vai diễn ghi tên tuổi như Chương Hầu trong Tiếng trống Mê Linh, Bùi Kiệm của Kiều Nguyệt Nga, Hai Xiên trong vở Bàn thờ Tổ một cô đào, Y "xì ke" trong Bóng tối và ánh sáng... Ông được Nhà nước trao tặng da💫nh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 🎃1991.