💮"Tôi đang khỏe lắm. Sao lại rủa tôi chết?". Giọng sang sảng qua điện thoại, nhạc sĩ cho biết ông vừa nhận mấy chục cuộc gọi hỏi thăm, sáng 19/1. Cùng lúc, khắp các trang mạng xã hội, tin truyền đi nhanh chóng với những dòng tiếc thương, chia sẻ. Vợ ông - bà Bích Ngà - tâm sự với một người bạn của gia đình: "Anh ấy vừa bị tử hình trên mạng".
Trước nhạc sĩ Trần Tiến, nhiều người khác bị "tuyên án tử". Ngày 17/1, danh hài Thúy Nga💖 được khán giả nhắn tin hỏi "Chết chưa?". Nguyên do là chị bị một số Youtuber cắt hình, ghép vào video khung cảnh các đám tang, giật tít: "Thúy Nga qua đời đột ngột ở tuổi 44 tại Mỹ". Nửa năm trước, chị cũng nhiều lần bị đồn chết vì lao lực, mắc Covid-19.
🍒Ca sĩ Khánh Ly, danh hài Hoài Linh... nhiều lần bị đồn qua đời. Không chỉ nghệ sĩ gạo cội, năm 2015, nhiều người hâm mộ Sơn Tùng M-TP hoang mang trước tin anh qua đời vì bệnh nan y. Còn ca sĩ Phan Đinh Tùng từng viết trên Facebook: "Sáng sớm ngủ dậy đã được tin báo mình qua đời. Là sao ta".
Tin giả, chưa kiểm chứng lan tràn ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống nghệ sĩ. ✱Trong thông cáo báo chí gửi đi sáng 19/1, con gái nhạc sĩ Trần Tiến viết: "Những tin đồn thất thiệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần của gia đình chúng tôi, của riêng nhạc sĩ và người hâm mộ". Ca sĩ Hà Trần - cháu ông - viết trên Facebook: "Vợ chồng nhạc sĩ, các con, cháu trong gia đình ngạc nhiên, sốc và đau lòng".
Năm 2018, ca sĩ Khánh Ly🔯 kể: "Có người gọi điện đến nhà hỏi con tôi xác mẹ đã về chưa. Tội nghiệp mấy đứa con tôi. Chúng ngây thơ nên nghe xong sợ hãi lắm. Đến giờ, chúng vẫn không hiểu vì sao người ta làm vậy với tôi". Năm 2015, khi bị đồn chết vì tai nạn giao thông, nghệ sĩ Chí Trung bị làm phiền bởi phải nhận quá nhiều cuộc gọi, tin nhắn hỏi thăm. Anh viết trên Facebook: "Ơn giời, con vẫn khỏe! Sợ các 'bố', các 'mẹ' quá đi!".
Bị đồn chết quá nhiều lần, Hoài Linh𒈔 không còn cảm xúc. Năm 2017, anh chụp ảnh selfie với dòng tin: "Nghệ sĩ Hoài Linh đã chút hơi thở cuối cùng". Anh "chỉnh" người đưa tin hãy viết đúng chính tả - "trút" chứ không phải "chút", cùng lời nhắn: "Có thời gian rảnh thì nên lo làm ăn giúp kinh tế gia đình, còn nếu đăng tôi chết câu view để sống thì cứ tự nhiên, tôi không buồn đâu, xem như mình làm từ thiện".
♊Vấn nạn sao bị "báo tử" không chỉ tồn tại trong showbiz Việt. Nhiều ngôi sao Hoa ngữ như Thành Long, Châu Tinh Trì, Lưu Đức Hoa, Trương Bá Chi... từng tức giận vì tin tương tự. Năm 2016, khi bị đồn qua đời, Lục Tiểu Linh Đồng tức giận cho biết ông luôn bận rộn với các dự án phim mới và thường xuyên tọa đàm với học sinh tiểu học, trung học cả trong và ngoài Trung Quốc, thì "lấy đâu ra thời gian mà đến viện để chết". Ông liệt kê từng tài khoản weibo đăng tin sai, hy vọng cơ quan an ninh mạng xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, sự việc sau đó chìm xuống. Ở Âu Mỹ, Bob Dylan, Britney Spears, Taylor Swift... từng vướng chuyện này.
𒈔Nghệ sĩ, thường là người của công chúng. Do đặc thù công việc, hình ảnh họ gần gũi, truyền cảm hứng cho mọi người. Tin tức xoay quanh đời sống nghệ sĩ, kể cả việc họ qua đời, luôn thu hút tò mò, hiếu kỳ. Ở Việt Nam, Nghị định số 15/2020 quy định phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng hành vi tung tin giả, sai sự thật. Thế nhưng, chưa trường hợp nào bị phạt vì tung tin sai về cái chết của các nghệ sĩ. Trong khi việc chế tài chưa chặt, có lẽ ý thức của người dùng mạng sẽ quyết định việc "khai tử" tin đồn hay để nó sinh sôi, phát triển.
🤪Anh Minh Đức, một nhà báo hoạt động lâu năm trong giới showbiz, cho rằng để đối phó với tin đồn thất thiệt, tin giả, bản thân người tiếp nhận cần có sự bình tĩnh kiểm chứng, tỉnh táo trước khi phát tán, chia sẻ. Anh kết luận: "Muốn đăng tin ai qua đời, hãy nhìn chín phương, hỏi 90 người và đọc 900 cái tin".
Hà Thu