Mỗi dịp Tết đến, những người trông coi nghĩa trang chùa nghệ sĩ tại quận Gò Vấp, TP HCM làm việc gấp ba🎉, bốn ngày thường do nhu cầu sửa sang mộ phần, thăm viếng người đã khuất tăng cao. Họ đều là nghệ sĩ già của gánh hát Dạ Lý Hương năm xưa. Khi cải l🐻ương xuống dốc, không việc làm, không nơi nương tựa cũng như người thân thích, họ về đây làm công quả trong chùa.
Ngày thường, công việc của nghệ sĩ Lý Lắc (71 tuổi), kép chính Nhật Sinh (72 tuổi), vũ công Thu Hồng chỉ là quét dọn khuôn viên chùa, chăm sóc phần mộ nghệ sĩ Phùng Há và hướng dẫn khách đến thăm. Thu nhập của họ dao động từ 200.000 - 400ꩲ.000 đồng một tháng cộng thêm tiền giữ xe, tiền công 💦quả được bố thí. Nhưng đến Tết, họ có thể kiếm được vài trăm nghìn đồng mỗi ngày nhờ vào việc cắt cỏ, làm sạch mộ phần.
"Từ 20 thán🐠g Chạp cho đến mấy ngày đầu năm, chúng tôi luôn chân luôn tay từ sáng sớm tới đêm khuya. Có khi đang ngủ bị gọi dậy ౠgiữa đêm vì nhiều Việt kiều về nước tranh thủ ghé thăm mộ người thân. Cực hơn ngày thường nhưng chúng tôi vui vì cảnh chùa bớt quạnh quẽ, thu nhập tăng nhiều lần", nghệ sĩ Nhật Sinh cho biết.
Làm tăng ca, thêm giờ, nhiều nghệ sĩ tuổi cao, sức yếu còn chấp nhận xa gia đình mấy🍌 💧ngày Tết để có thêm thu nhập.
Nghệ sĩ Hồng Sáp năm nay ♈gần 80 tuổi, que𒐪n mặt khán giả qua các vai bà già có số phận bất hạnh trong nhiều phim truyền hình như Dốc tình, Xóm bắt cào cào, Khóc thầm, Tình cha con.... Thời trẻ, bà nổi tiếng với vai đào độc, đào lẳng trong đoàn cải lương Huỳnh Long. Khi gánh hát tan rã, không nhà cửa, bà nương tựa tuổi già ở đình Nhơn Hòa - nơi khi xưa được coi là đại bản doanh của đoàn Huỳnh Long - và mưu sinh bằng nghề bán rau ở chợ Cầu 𒐪Muối, quận 1, TP HCM.
Nhiều năm nay do già yếu, nghệ sĩ kiếm tiền nuôi cháu trai bằng nghề c꧃huẩn bị phục tܫrang cho các nghệ sĩ cải lương. Thu nhập của bà bấp bênh vì mỗi tháng chỉ có hai show diễn vào ngày rằm và mồng một. Nhưng Tết đến, nhu cầu giải trí tăng cao, Hồng Sáp tất bật thu vén nhà cửa để theo chân các nghệ sĩ đi khắp nơi lưu diễn. Ngoài việc lo phục trang, bà phụ thêm việc trông đồ, lo đạo cụ, thậm chí lên sân khấu thế vai khi nghệ sĩ chính đến muộn hoặc bỏ show. Nhiều năm nay, cậu cháu trai gần 20 tuổi tự lo 🤪những cái Tết không có bà nội. Sau mỗi chuyến đi, nghệ sĩ mang về số ti🔯ền thù lao cao gấp 5 đến 6 lần ngày thường.
Tết thường là mùa bội thu của các gánh hát, cả về vật chất lẫn tinh thần. Đình chùa khắp nơi làm lễ cúng đầu năm, cần đến các tuồng tích như một phương tiện để gửi gắm lòng thành lên thần linh. Các nghệ nhân hát bội năm nào cũng đón Tết trên sân khấu, ăn ngủ sau sân đình. Hết lễ hội mùa xuân, họ mới về đ🌳oàn tụ cùng người thân. Đoàn Ngọc Khanh có nhiều nghệ sĩ trên 80 tuổi, miệng móm mém nhưng vẫn theo chân người trẻ đi lưu diễn. Nghệ sĩ Hữu Lập chia sẻ có năm ông đón Tết cách quê nhà nửa vòng trái đất vì đi phục෴ vụ bà con hải ngoại. Bình thường sân khấu của họ là trong những buổi hội thꦓ🌱ảo, tọa đàm hay đình chùa hẻo lánh.
"Trong năm chúng tôi vừa làm vừa chơi, có nghệ ༺sĩ bỏ dở cuốc xe ôm để chạy lên sân khấu. Còn ngày Tết, họ bỏ hết những công việc khác để tập trung cho các suất diễn dồn dập. Tất nhiên, thu nhập bằng vài ba tháng đi hát trong năm cộng lại", nghệ sĩ Hữu Lập nói.
Bị bệnh tim, thấp khớp nhiều năm nay, nghệ sĩ Trang Thanh Xuân vẫn cần mẫn bán vé số, lượm ve chai để sinh sống qua ngày. ꦯBình thường cứ mệt mỏi là bà về nhà trọ nghỉ, để em gái bán tiếp nhưng dịp Tết, mệt đến mấy nghệ sĩ vẫn cùng em rong ruổi các nẻo đường vì đây là thời điểm nhiều người mua vé số nhất với tâm lý cầu may đầu năm.
"Những ngày đầu năm mới, tôi bán vé số có khi nhiều gꦬấp đôi. Ai cũng mong thần tài mỉm cười với m🐭ình nên hai chị em tranh thủ kiếm tiền. Ngày thường có khi chỉ lời được 40 nghìn tiền bán vé số cộng với 20 nghìn tiền lượm ve chai, đến ngày Tết có khi chúng tôi kiếm được 200 nghìn", nghệ sĩ chia sẻ.
Trang Thanh Xuân năm nay ngoài 60 tuổi, thời trẻ bà được coi là đào cải lương triển 𒈔vọng của sân khấu miền Nam những năm 1970. Khi cải lương xuống dốc bà từng đẩy xe bán dạo ngô luộc ngoài đườn𝄹g.
Nhiều nghệ sĩ tuổi cao sức yếu vẫn tất bật làm việc dịp Tết vì hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật, ♌cần tiền để trang trải cuộc sống. Một số sống cô đơn nên khi Tết đến cũng không có nơi sum họp đành lấy công việc làm vui. Vất vả là vậy nhưng nghệ sĩ nào cũng thấy hạnh phúc vì đಌược làm việc và có🍸 thu nhập cao hơn ngày thường.
"Cực hơn nhưng vui. Nhiều hôm cổ k🐻hát khô, bụng đói cồn cào, chân tay đau nhức, thấy khách hỏi mua vé số liên tục là tôi quên hết mệt nhọc", nghệ sĩ Trang Thanh Xuân tâm sự.
Châu Mỹ