Nghe tin nghệ sĩ Hoàng Dũng qua đời, Minh Hòa như người mất hồn. Chị lật giở những tấm ảnh cũ của hai người, bần thần ôn lại kỷ niệm. Hơn một tháng trước, khi chị vào thăm, ông vẫn tỉnh táo. Chị trách: "Anh cứ đi làm nhiều quá, vừa đi diễn lại còn dạy học nên mới đổ bệnh". Ông chỉ cười, nói: "Ừ, mệt lắm, những sẽ sớm khỏe thôi". Khi Thu Quỳnh cùng đoàn phim Trở về giữa yêu thương😼 đến thăm cố nghệ sĩ, ông liên tục nói xin lỗi vì ngã bệnh, ảnh hưởng đến tiến độ làm phim. Ông lạc quan tin rằng mình chóng khỏi để quay lại phim trường.
ꦺNghệ sĩ Lê Khanh nói sự ra đi của nghệ sĩ Hoàng Dũng là mất mát lớn của sân khấu, phim ảnh Việt. Hơn 40 năm trong nghề, ông để lại dấu ấn trên sân khấu, phim truyền hình và sự nghiệp đào tạo lớp trẻ.
Với kịch nói, Hoàng Dũng được đồng nghiệp ví như "con dao pha", có thể đảm đương nhiều vai diễn thuộc các thể loại bi, hài, gồm cả vai chính và phụ... Ông thích đào sâu, tìm tòi những nhân vật phản diện, điển hình như vai phó giám đốc Chính trong vở Tôi và chúng ta. Lúc đó, ông mới 28 tuổi trong khi nhân vật đã ở ngưỡng trung niên. Vai ban đầu được giao cho người khác nhưng ông âm thầm quan sát, tự tập ở nhà. Một ngày, diễn viên chính không nhập tâm, đạo diễn gọi ông lên thay và bất ngờ được chọn. Nhờ lối diễn chân thực, vai diễn giúp ông nhận Huy chương vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1984. Tôi và chúng ta😼 trở thành hiện tượng sân khấu với hàng nghìn suất diễn trong ba tháng.
Hoàng Dũng sau đó thành danh với Lãm trong Hà Nội đêm trở gió, Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, Cả Khoa trong Cát bụi... Thành công của nghệ sĩ được đồng nghiệp tán dương bởi ông "biết trân trọng nghề nghiệp, làm việc rất nghiêm túc và sáng tạo, theo nghệ sĩ Khắc Lợi. Sự nhập tâm trong công việc của đàn anh khiến Minh Hòa không thể quên. Chị nhớ lần đầu tiên hợp tác trên sân khấu, họ đóng vai anh em trong vở Bình minh đó trái tim anh. Chị bị đàn anh giáng một cái tát mạnh. Kết thúc vở, chị khóc còn anh ngồi cười, an ủi: "Anh không nghĩ anh tát mày đau thế, nhập tâm quá". Thập niên 2000, khi Nhà hát Kịch Hà Nội đi diễn ở Nga, hai người lại đóng vợ chồng trong vở Xuất giá tòng phu.ꦑ "Khi đó, anh Dũng cầm một chiếc que tre để vụt tôi. Anh nhập vai nên vụt mạnh, tôi cũng không cảm thấy đau đớn gì. Vào trong cánh gà, tôi mới thấy rướm máu", Minh Hòa kể.
Sau khi nghỉ hưu năm 2017, nghệ sĩ Hoàng Dũng bận rộn hơn. Trong bốn năm, ông đóng sáu phim truyền hình, một phim điện ảnh. Nhân vật Phan Quân của Người phán xử꧋ tạo dấu ấn trong công chúng. Vào vai ông trùm xã hội đen, người chuyên đứng ra phán xử những mâu thuẫn giang hồ và phân chia quyền lực của các băng nhóm, ông nhiều lần tranh luận với đạo diễn về cách thể hiện nhân vật. Ông quan niệm cái ác thực sự không hiện diện rõ ràng mà ẩn sâu dưới vỏ bọc lương thiện. Ông tự tính toán đường đi nước bước của nhân vật, xây dựng hình ảnh hiền lành, công minh nhưng từng bước bộc lộ cả hai mặt tốt - xấu. Cuối phim, kết thúc bi kịch của nhân vật khiến khán giả đồng cảm. Ông yêu thích nhân vật bởi nhiều nét tương đồng với tính cách của mình, có sự trầm lắng nhưng bản lĩnh, tình cảm.
Vai ông Luật - người bố nghiêm khắc nhưng yêu thương con cái trong Về nhà đi con hay vai Chủ tịch Trần Nghĩa trong Sinh tử của ông cũng chiếm được cảm tình của khán giả. Trước khi mất, ông đóng chính vai ông Phương phim Trở về giữa yêu thương🅺. Nghệ sĩ tái hiện sinh động hình ảnh ông Phương - người cha già góa vợ, bất đồng với con cái vì khoảng cách thế hệ, cô đơn ngay trong căn nhà của chính mình. Diễn viên Bá Anh - đóng vai Đức, con rể ông Phương kể trong quá trình quay phim, nghệ sĩ bệnh nặng, đi lại khó khăn. Mỗi lúc cần di chuyển, ông phải nhờ hai người hỗ trợ nhưng khi bắt đầu cảnh quay, ông vẫn hóa thân, hoàn thành tốt theo đúng yêu cầu của đạo diễn. Ở phân đoạn ông Phương đi trong trời mưa, nghệ sĩ tự mình thực hiện dưới vòi phun nước, trời gió lạnh.
ꦅ"Tôi không thấy một người nào nghị lực như anh ấy. Lúc quay phim, chẳng ai nghĩ anh ấy đang bệnh. Dù sau đó, phải có người dìu nếu không anh ngã vật ra ngay. Đây thực sự là một tấm gương nghị lực cho mọi thế hệ diễn viên phải noi theo", Bá Anh nói. Sinh thời, Hoàng Dũng quan niệm: "'Người diễn viên cần tự 'làm đầy' bản thân. Tôi luôn chủ động tư duy về vai diễn và sáng tạo theo cách của mình".
⭕Ngoài đóng phim, kịch, làm đạo diễn sân khấu, nghệ sĩ Hoàng Dũng dành nhiều tâm huyết dạy học. 𝕴Là học trò lớp ông chủ nhiệm tại Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Thanh Hương chịu nhiều ảnh hưởng từ cách diễn của thầy. Chị nói ông rất nghiêm khắc, đối xử với học trò kiểu "thương cho roi cho vọt". Ông không nhận, từng nhiều lần trả lại quà biếu của học trò. Với những trò có hoàn cảnh khó khăn, ông còn hỗ trợ tiền bạc. Ông dạy ở nhiều nơi, trong đó có Đại học Sân khấu Điện ảnh. Nhiều diễn viên như Việt Anh, Hồng Đăng, Thu Quỳnh, Thanh Hương nể phục, gọi ông là "bố".
🌱Nghệ sĩ Minh Hòa kể cố nghệ sĩ nhiều lần động viên chị đi dạy, đào tạo lớp trẻ với lý do: "Em đi dạy đi, cho các cháu nó biết nghề, đừng để mai một". Tuy nhiên, vì sức khoẻ yếu, sau khi nghỉ hưu hồi tháng 5 năm ngoái, chị mới nghe lời. Chị nói: "Đào tạo diễn viên là một công việc hao tổn sức lực, bởi phải thị phạm cho các em nhiều lần. Vậy mà anh Dũng chăm chỉ đi dạy nhiều năm nay, song song đóng phim, làm đạo diễn".
Tận hiến cho nghệ thuật, nghệ sĩ thừa nhận ông lơi là gia đình, sức khoẻ bản thân. Lấy nhau khi cả hai còn nghèo khó, bà xã ông nghỉ việc ở nhà✤ trông con vì hai vợ chồng không đủ tiền gửi trẻ. Sau này, họ buôn quần áo, vợ ông mở cửa hàng xe máy ở Phủ Doãn. Ông đi diễn suốt ngày, bà xã quanh quẩn ở cửa hàng, đến tối mới gặp nhau. Thấy ông về hưu mà vẫn miệt mài làm việc, bà thỉnh thoảng phàn nàn nhưng vẫn ủng hộ chồng.
Ông gặp nhiều vấn đề sức khoẻ nhưng chủ quan vì lười đi khám, sợ ảnh hưởng công việc. Cuối năm 2016, khi đóng một cảnh trong phim Người phán xử, ông thấy người mệt mỏi nhưng cố quay một cảnh. Hôm sau, ông đi khám mới biết bị chảy máu dạ dày. Khi đóng phim Trở về giữa yêu thương 🐽cuối năm ngoái, ông bị đau từ vai xuống thắt lưng sau một trận cảm gió. Ban đầu, ông nghĩ là bệnh cột sống nên chủ quan, đến khi mổ thì phát hiện khối u ác tính. "Tôi nghĩ cơ hội của mình không còn nhiều, khi những vai chính dành cho người già rất ít, vậy nên tôi cố gắng tận dụng mọi cơ hội để cống hiến", Hoàng Dũng nói khi còn sống.
Hà Thu