Hơn 18h tối 6/12, đạo diễn Thanh Vân thay mặt ban tổ chức phát biểu, gợi nhớ những thành tựu nhân kỷ niệm ngày thành lập hãng. Trên màn hình, những thước phim kinh điển như Chung một dòng sông, Con chim vành khuyên (đạo diễn Nguyễn Văn Thông - Trần Vũ), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (đạo diễn Hải Ninh)... lần lượt hiện ra. Dưới khán phòng, một vài tiếng ồ lên: "Trà Giang, Như Quỳnh hồi đó đẹp quá!". 7/12/1959 là ngày hãng sản xuất bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh Cách mạng - Chung một dòng sông (đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân).
Buổi gặp gỡ chùng xuống khi các nghệ sĩ nhắc đến câu chuyện cổ phần hóa hãng phim. Họ nhớ lại năm 1972, khi Hà Nội bị Mỹ ném bom, địa chỉ số 4 Thuỵ Khuê lúc ấy cũng là tiêu điểm bắn phá của quân địch. Trong bối cảnh khó khăn ấy, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm ra đời. "Thời hòa bình, Hãng phim truyện Việt Nam đang dần trở thành phế tích", đạo diễn Thanh Vân🌼 nói. Ở dưới, nhiều người rơi nước mắt.
Đạo diễn Xuân Sơn phát biểu: "Những gì đang xảy ra thật xót xa. Tôi năm nay 80 tuổi, chỉ muốn hỏi một câu t🐲hôi: Hãng Phim truyện Việt Nam sẽ đi về đâu, có tồn tại được nữa hay không? Thật đau đớn khi kỷ niệm 60 năm đáng lẽ chúng ta được nói về thành tựu chúng ta đạt được, giờ phải nói về những cơ cực, bất công, tàn bạo, của chuyện nói mà không làm"♋.
* Điện ảnh Việt Nam - giấc mơ trôi theo dòng nước
Đại diện cho những nghệ sĩ công tác ngoài hãng nhưng có nhiều năm gắn bó với đơn vị, nghệ sĩ Lan Hương (Bông) kể kỷ niệm khi còn là sinh viên, chị hồi hộp vì được đến số 4 Thuỵ Khuê thử vai trong phim Trở về Sam Sao. Lan Hương từng đóng phim Mùa ổi (đạo diễn Đặng Nhật Minh), Khoảnh khắc yên lặng trong chiến tranh (đạo diễn Vũ Phạm Từ), Đêm cuối năm (Châu Huế), đồng thời lồng tiếng cho nhiều phim điện ảnh, truyền hình của hãng. "Không buồn sao được khi ngôi nhà nghệ thuật thứ hai của mình giờ hoang tàn, trống vắng - một khu nhà cấp bốn xập xệ lọt thỏm giữa các tòa cao ốc. Và còn đau hơn nữa khi biết rằng nhiều anh chị em không có công ăn việc làm, không có lương", Lan Hương nói.
Ông Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam - cho biết buồn lòng vì quá trình cổ phần hóa hãng phim vướng nhiều sai sót, động viên anh chị em cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn. Bà💝 Thu Hà - Cục phó Điện ảnh - thông báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có buổi gặp gỡ nhằm tháo gỡ nhữn𓂃g vướng mắc liên quan đến Hãng phim truyện Việt Nam vào ngày 24/12.
"Gặp nhau đáng ra phải vui nhưng nhiều cô chú, anh chị vẫn không kìm được nước mắt. Họ gắn bó với hãng phim nhiều năm, có vô vàn kỷ niệm sâu sắc. Tôi mong dịp kỷ niệm sau, chúng tôi sẽ không còn trải qua những cảm 𝐆xúc phức tạp như vậy nữa", nghệ sĩ Quốc Tuấn nói.
Tr𒀰ước đó, từ đầu giờ chiều 6/🦂12, không khí ở hãng nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường. Các hàng quán xung quanh nghỉ bán, lối đi dẫn vào xưởn♐g phim được quét tước gọn gàng. "Số 4 Thuỵ Khuê" - tên gọi thân thương xuất phát từ địa chỉ củ🐻a Hãng Phim truyện Việt Nam - xuất hiện khắp nơi. "Số 4 Thuỵ Khuê mãi mãi trong tim tôi" - biên kịch Bành Mai Phương viết trên tấm áp phích một thước phim cũ - nơi các nghệ sĩ ký tên và để lại đôi dòng kỷ niệm. Trước mô hình chiếc xe điện mô phỏng tuyến Bờ Hồ - số 4 Thuỵ Khuê, các nữ nghệ sĩ diện áo dài tươi cười, hồ hởi chụp ảnh. Ở sân sau, ban tổ chức sắp xếp những mâm cơm đơn giản, gợi không khí đoàn viên ngày cận Tết trong những khu tập thể thời bao cấp.
Ngoài nghệ sĩ đang công tác ở hãng phim, ꦏngười đến dự hầu hết đều đã nghỉ hưu, tóc bạc trắng hoặc điểm hoa râm. Họ hồ hởi khi gặp lại bạn bè, đồng nghiệp cũ. Sau vài ba câu chuyện về sức khỏe, con cháu, tất cả cùng ôn lại những kỷ niệm thời còn công tác ở hãng phim.
Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du Lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng🐼 và nghệ𒉰 thuật.
Năm 2016, hãng Phim truyện Việt Nam chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, tổng công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị vào tháng 6 cùng năm. Hãng hiện mang tên Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam. Tháng 9/2018, thanh tra Chính phủ kết luận việc cổ phần hóa hãng có nhiều sai phạm, trong đó có việc cho thuê văn phòng, thuê đất trái thẩm quyền, vi phạm quản lý tài sản, kinh doanh lỗ liên tiếp. Sau kết quả này, công ty vận tải thủy Vivaso - đơn vị giữ 65% cổ phần hãng phim - xin thoái vốn.
Hồi tháng 1, nhiều nghệ sĩ căng băng rôn chất vấn bị cắt lương, bảo hiểm. Mâu thuẫn giữa cán bộ, nhân viên hãn🅘g phim và chủ đầu tư dâng cao, khiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải cử thanh tra hòa giải🅠.
Hà Thu