Soạn giả Hoàng Song Việt - đồng nghiệp thân thiết với cố nghệ sĩ - cho biết trưa hôm qua bà lên🐼 cơn sốt, được các con đưa vào Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng, quận 8, xét nghiệm kết quả dương tính với nCoV. Đến tối, bà h༒ôn mê, thở máy, tình trạng nguy kịch vì mắc nhiều bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, tiểu đường...
Hoàng Song ♑Việt nói: "Gia đình chị đang chờ nhận tro cốt sau khi cơ quan y tế đưa đi hỏa táng. Khi dịch lắng xuống, người thân và⛦ các nghệ sĩ sẽ làm lễ cầu siêu cho chị".
Nén xúc động, soạn giả cho biết lần cuối gặp bà là hồi đầu năm, khi anh dựng vở kinh điển Nàng Xê-đa. Lúc đó, anh được bà tư vấn để chọn trang phục cho vở diễn. Cả hai còn đồng hành trong nhiều chuyến thiện nguyện cho các nghệ sĩ, công nhân hậu đài. Anh nói: "Nghe đồng nghiệp nào đang gặp hoạn nạn, chị tìm tới giúp đỡ ngay. Trong giới sân khấu, ai cũng quý chị ở tওính cách hòa nhã, thương người. Chị gần như làm cầu nối cho các anh em nghệ sĩ tuồng cổ".
Nghệ sĩ Kim Phượng sinh năm 1955. Thuở nhỏ, bà học diễn xuất từ các nghệ sĩ Đinh Bằng Phi, Năm Đồ..., khởi nghiệp là một diễn viên múa với nghệ danh Ngọc Hoa. Sau đó, bà có nhiều vai diễn trên sân khấu tuồng cổ Huỳnh Long. Bà cùng các chị em - nghệ sĩ Bạch Mai, Phượng Nga, Bạch Lan - trở thành bốn cô đào tài năng, góp phần làm nên thương hiệu Huỳnh Long. Thành công của loạt tác phẩm vang bóng một thời ở đoàn, như: Anh hùng bán than, Tình sử A Nàng, Xuân về trên đỉnh Mã Phi, Xử án Phi Giao, Thập tứ nữ anh hào... đều có bóng dáng Kim Phượng.
>> Gia tộc tuồng cổ lâu đời bậc nhất Sài Gòn
Sau năm 1975, bà chuyển sang đam mê làm chế tác phục trang, được bà Hai Cố Đô - một nghệ nhân giàu kinh nghiệm - truyền nghề. Bà trở thành nghệ sĩ chuyên cung cấp phục trang, đạo cụ, mũ mão cho các đoàn hát, dự án phim cổ trang - trong đó có phim Ngọn lửa Thăng Long của đạo diễn Lý Huỳnh. Bà kết hôn với ông Tám Anh - một chủ nhiệm hãng phim video cải lương, có ba người con. Sau khi chồng qua đời, suốt 24 năm, bà ở vậy, nuôi♉ các con ăn học thành tài.
Tam Kỳ