Nghệ sĩ 79 tuổi đến nhận quà Tết hôm 30/🗹1 ở Viện dưỡng lão quận 8. Ông Tôn Thất Cần - Phó chủ tịch Hội sân khấu - cho biết sau Tết, Mạc Can, tài tử Huỳnh Thanh Trà cùng sáu tên tuổi khác sẽ chuyển vào sống tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè (quận Bình Thạnh). Mạc Can nói: "Biết tin, tôi mừng lắm, cuối cùng cũng có mái nhà che nắng mưa ở tuổi xế chiều".
Sau khi vợ qua đời năm 2022, Mạc Can sống một mình ở nhà trọ tại quận Bình Tân. Thỉnh thoảng, con gái đến thăm, mua thức ăn, đồ dùng cá nhân và phụ nấu nướng cho nghệ sĩ. Dù chật vật, nghèo túng, ông nói chưa b🐎ao giờ buồn. "Tôi thường nói với các diễn♕ viên trẻ: Hãy yêu cuộc sống này đi vì không có lý do nào để ta chán ghét nó cả", nghệ sĩ nói.
Dù sức khỏe giảm sút, chỉ có thể ngồi xe lăn di chuyển,⭕ ông vẫn đều đặn viết sách. Kịch bản gần đây nhất ông sáng tác là truyện kinh dị xoay quanh một bóng ma tr📖ong rạp hát. "Hiện một đơn vị phát hành đã ngỏ ý muốn xuất bản nhưng tôi đang trau chuốt thêm cho tác phẩm", ông nói.
Niềm vui của ông là được hội ngộ, vui vầy cùng các đồng nghiệp. Mỗi lần được đoàn làm phim nào mới đóng, ông háo hức, nói họ sớm gửi kịch bản, không câu nệ thù lao. Tác phẩm gần nhất ông tham gia là phim kinh dị Chuyện ma gần nhà (đạo diễn Hữu Tấn) - doanh thu hơn 60 tỷ đồng năm 2022. Dịp Đất rừng phương Nam ra mắt tháng 10/2023, "bác Ba Phi" góp mặt trong sự kiện công chiếu, hội ngộ dàn diễn viên một thời của bản truyền hình.
Mạc Can cho biết ở tuổi 79, ông🐠 vẫn có khả năng nhớ thoại tốt. Ông không học thuộc kịch bản mà được một thành viên trong êkíp đọc rồi diễn giải lại theo ngôn ngữ đời thường. "Tôi chỉ ước sung sức như thời trẻ để được đóng nhiều phim phục vụ khán giả", Mạc Can nói.
Nghệ sĩ Mạc Can tên thật Lê Trung Can, sinh năm 1945 tại Tiền Giang. Ông tham gia rất nhiều lĩnh vực: viết văn, đóng phim, biên kịch, làm ảo thuật, diễn hài... Mạc Can cũng viết nhiều sách như: Ba... ngàn lẻ một đêm, Quỷ với bụt và thần chết, Tấm ván phóng dao. Ông từng tham gia nhiều phim gây tiếng vang như Ván bài lật ngửa, Người đẹp Tây Đô, Đất khách, Cổ tích Việt Nam, Dưới cờ đại nghĩa, Vó ngựa trời Nam. Năm 1997, ông ghi dấu với vai bác Ba Phi trong phim truyền hình Đất phương Nam.
Trong dự thảo đề án của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPꦬ HCM hồi tháng 3/2023, khu dành riêng cho các nghệ sĩ nằm trong Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, được đặt tên là An dưỡng viên nghệ sĩ TP HCM.
Theo bà Trịnh Kim Chi -𝓀 đại diện Hội sân khấu, khi về sống tại đây, các nghệ sĩ sẽ được chăm sóc y tế tốt hơn, do nơi ở cũ chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của nhà hảo tâm. Khu sinh hoạt mới của họ có hai tầng, gồm 10 phòng. Tại đây, họ được phục vụ ba bữa cơm mỗi ngày, có đội ngũ túc trực chăm sóc, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong đợt khảo sát hỏi ý kiến tháng 4/2023, các nghệ sĩ ở Viện dưỡng lão quận 8 như Ngọc Đán, Diệu Hiền đồng ý chuyển sang nơi ở mới.
Viện dưỡng lão Nghệ sĩ nằm ở đường Âu Dương Lân, quận 8, được thành lập vào năm 1997, là nơi ở của hàng chục nghệ sĩ gạo cội. Viện hoạt động chủ yếu nhờ kinh phí của các đơn vị thiện nguyện. Để được vào, các nghệ sĩ phải đủ tiêu chí như nam từ 65 tuổi, nữ từ 60 tuổi trở lên, 25 năm liên tục làm nghề, có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Một số tên tuổi đã qua đời, hiện chỉ còn nghệ sĩ Diℱệu Hiền, Ngọc Đáng, Hoa Tranh, Ngọc Bê, Lam Sơn, Đặng Thị Xuân (chuyên viên phục trang).
Sau hơn 20 năm đi vào sử dụng, viện xuống cấp nặng, các mảng tường ẩm mốc, mái mục nát. Năm 2021, Hội Sân khấu, gia đình tài tử Lý Hùng cùng nhiều nhà hảo tâm tu sửa lại một phần khu dưỡng lão.
Mai Nhật