ꦯCá nhân tôi tin rằng mỹ từ "nghệ sĩ" nên dành cho những tâm hồn nghệ thuật thực thụ, sống là để đem lại giá trị nhân văn cho xã hội. Không phải ai biết hát cũng là ca sĩ, ai biết vẽ cũng là họa sĩ, ai biết làm thơ cũng là thi sĩ. Tương tự, chẳng phải diễn viên, ca sĩ, họa sĩ hay thi sĩ nào cũng xứng với hai tiếng "nghệ sĩ" thiêng liêng.
Có một số "nghệ sĩ" ngày nay dứt khoát hiểu câu nói "công chúng nuôi nghệ sĩꦇ" theo nghĩa đen. Nếu nói khán giả trả tiền, nghệ sĩ biểu diễn, không ai nợ ai, thì đến cả bố mẹ nuôi con - theo luồng ý kiến chủ lưu của những người ủng hộ lập gia đình trước 30 tuổi - cũng chỉ để sau này con nuôi lại mình, cũng chẳng ai nợ ai? Nếu vậy thì quê hương, đất nước cũng chẳng nuôi chúng ta ngày nào, chẳng qua là nuôi lớn sau này còn có người lao động người đóng thuế thôi, không phải sao? Đương nhiên chẳng ai nói thế.
ꦍBố mẹ nuôi con, ngoài nuôi ăn, còn là nuôi dưỡng cốt cách, nuôi nấng tâm hồn bằng truyền thống gia đình. Quê hương đất nước nuôi chúng ta bằng những tiên tổ khai hoang, lập làng, lập xóm, bằng những người đã ngã xuống để đổi lấy một đất nước độc lập, hòa bình, để chúng ta có một nhân thân - là người Việt Nam.
🥀Tương tự, công chúng nuôi nghệ sĩ không phải chỉ bằng sự ủng hộ về vật chất. Cuộc sống của công chúng tạo ra nguồn cảm hứng và tư liệu phong phú cho các tác phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nếu nói nghệ sĩ với công chúng là quan hệ sòng phẳng về mặt kinh tế, vậy thì sòng phẳng bên mua cũng sẽ phải sòng phẳng với bên bán. Tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ cuộc sống hàng ngày thì cảm hứng đó chính là nguyên liệu sản xuất, nghệ sĩ muốn sòng phẳng, vậy hãy trả tiền cho công chúng.
>> 'Công chúng không nuôi nghệ sĩ'
🅠Nếu nói nghệ sĩ phải lao động vất vả để có thu nhập, vậy thử hỏi có ai kiếm tiền dễ dàng? Tiền mua đĩa, mua băng, mua vé xem kịch cũng là tiền mồ hôi nước mắt. Tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt cũng là tiền mồ hôi nước mắt. Và nếu chỉ là quan hệ mua - bán, "tiền trao thì cháo múc", vậy ai ký thác tiền tỷ cho nghệ sĩ đi làm từ thiện?
♎Ra quán cà phê nhạc sống, bạn chỉ cần trả tiền sẽ có người biết hát; nhà có đám hội cũng chỉ cần trả tiền là sẽ có người biết diễn đến mua vui... nhưng không ai gửi tiền cho những người đó đi ủng hộ đồng bào lũ lụt cả. Vì sao vậy? Đó là vấn đề của niềm tin và tình yêu, trong trường hợp này, là của một niềm tin bị chà đạp và một tình yêu bị phản bội.
💙Nghệ sĩ nào có thể nói "công chúng không nuôi nghệ sĩ mà chỉ là quan hệ kinh tế", đó chắc chắn là người không có lòng cảm kích, không có cốt cách. Người Việt có câu "yêu nhau cởi áo trao nhau, ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra". Trong vụ việc này, người "ném đã vỡ đầu" chưa chắc đã nguy hiểm bằng người "cởi áo trao nhau".
൩Bất chấp vụ việc chưa ngã ngũ, đem những người không cùng quan điểm biến thành đối tượng công kích, đem cả thần tượng của mình nặn thành một hình tượng làm tiền, không làm nghệ thuật, liệu cơn giông bão này qua rồi, thần tượng có trở lại làm nghệ thuật được nữa hay không?
DK
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.