ꦉ Con trai của cố Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Hoàng cho biết cha anh qua đời khoảng 17h. Lễ viếng sẽ diễn ra vào 8h sáng 27/7 tại Nhà tang lễ Lê Quý Đôn. Lễ động quan diễn ra sáng 29/7 sau đó linh cữu nghệ sĩ được đưa đi hỏa táng ở Bình Hưng Hòa.
🎐Đạo diễn Công Ninh bàng hoàng khi được báo tin buồn bởi vài tháng trước, anh gặp Thanh Hoàng ở sân khấu 5B và được đồng nghiệp chia sẻ đi diễn trở lại vì chữa khỏi bệnh ung thư. "Tôi không thể tin giờ anh ấy đã mất. Tôi không biết phải nói sao. Thanh Hoàng còn trẻ và còn nhiều mong mỏi chưa thực hiện được trong nghề", Công Ninh bùi ngùi. ꧃Đạo diễn Đỗ Thành An - một đàn em của nghệ sĩ - chia sẻ: "Tôi rất buồn khi hay anh qua đời. Hơn một tháng trước, tôi còn gặp anh. Lúc đó anh xuống sắc nhiều vì bệnh tật nhưng vẫn trò chuyện vui vẻ, lạc quan. Tôi không ngờ anh ra đi nhanh như thế. Anh luôn là người thầy tôi yêu quý, kính trọng".
Cố NSƯT Thanh Hoàng là "cha đẻ" của kịch bản Dạ cổ hoài lang♛ - tác phẩm được dàn dựng thành công trên sân khấu 5B Võ Văn Tần (TP HCM). Năm 1993, Thanh Hoàng nghĩ ra ý tưởng viết một kịch bản sân khấu về cuộc sống Việt kiều nơi đất khách quê người. Nội dung kịch kết hợp những cảm xúc của bản cổ nhạc Dạ cổ hoài lang🌄 (cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu) cùng các câu chuyện do anh đọc trên báo và qua lời kể bạn bè.
ꦛ * Kịch "Dạ cổ hoài lang" qua diễn xuất của Thành Lộc, Việt Anh
Cuối năm 1994, kịch Dạ cổ hoài lang🌼 kể về cuộc sống và nỗi niềm của hai ông già người Việt trên đất Mỹ công diễn lần đầu trên sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần. Kịch do Công Ninh làm đạo diễn. Nghệ sĩ Việt Anh vào vai ông Năm, Thành Lộc đóng vai ông Tư. Hồng Vân - Quốc Thảo khi đó đóng vai nhân vật chàng trai, cô gái trẻ. Vở chỉ có bốn diễn viên nhưng thể hiện được trọn vẹn tâm tư, nỗi lòng người xa xứ. Vở diễn ăn khách vì ra mắt đúng giai đoạn nhiều Việt kiều muốn quay về quê hương, còn người trong nước có rất nhiều người thân định cư ở hải ngoại. Tâm lý nỗi niềm của họ được diễn tả khiến vở tạo cơn "sốt vé", khán giả xếp hàng dài để đi xem kịch. Mỗi ngày, kịch diễn ba suất vẫn không đủ bán vé cho người xem. Vở cũng vài lần công diễn phía Bắc và gây tiếng vang.
Hơn 20 năm qua, Dạ cổ hoài lang có hơn 1.000 suất diễn, từng đoạt bốn huy chương vàng cho bốn diễn viên trong Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1995. Nhiều thế hệ nghệ sĩ lần lượt thể hiện vai hai ông già trong kịch. Năm 2014, đạo diễn Vũ Minh dàn dựng lại Dạ cổ hoài lang𓄧 phiên bản mới cho sân khấu Idecaf và kịch tiếp tục tạo cơn sốt vé.
Nghệ sĩ Thanh Hoàng sinh năm 1963 ở Bạc Liêu, trong gia đình nghèo🅘 có năm anh em. Năm 1984, anh tốt nghiệp Đại học sân khấu điện ảnh TP HCM, công tác tại Trung tâm Văn hóa quận Phú Nhuận. Anh tích cực🐼 tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng, đóng và dàn dựng nhiều vở kịch. Do vẻ ngoài và phong thái nghiêm nghị, từ độ tuổi đôi mươi, diễn viên thành công qua các vai già, vai ông lớn trong các vở kịch cổ điển nước ngoài.
* Thanh Hoàng trong phim "Chữ hiếu thời @"
🐲Ngoài sân khấu, anh được khán giả chú ý đến qua vai diễn trong các phim như Anh hai mắt mèo, Sợi dây đai, Ngôi nhà quê… Bên cạnh diễn xuất, Thanh Hoàng còn là 🅺đạo diễn, biên kịch và từng giữ vị trí giám đốc của sân khấu 5B Võ Văn Tần.
>> Xem thêm:
Thanh Hoàng - từ thợ xây dựng thành đạo diễn
Thanh Hoàng: 'Tôi là người sống hướng nội'
Thoại Hà - Tâm Giao