Câu "xướng ca vô loài😼" không phải ngẫu nhiên mà có ở thời phong kiến. Không phải là người ta có định kiến gì với nghề này mà họ có định kiến về nếp sống của những người hành nghề này. Quan niệm Nho giáo xưa, phụ nữ chưa chồng phải "khuê môn bất xuất". Một đoàn hát nhiều người, cả nam, cả nữ, lưu diễn khắp nơi, sống chung lộn xộn với nhau, sớm muộn gì cũng "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén".
൲Bỏ qua chuyện quá khứ, ngày nay, không phải ai hoạt động nghệ thuật cũng được gọi là "nghệ sĩ". Nghệ sĩ là người tạo ra sản phẩm nghệ thuật bằng phong cách riêng, không "đụng hàng" với nghệ sĩ khác. Ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, nhạc công, vũ công, soạn giả, biên kịch, đạo diễn... đều là những người hành nghề nghệ thuật nhưng không phải ai cũng là nghệ sĩ. Một bài hát nhiều người hát không hay, riêng ca sĩ đó hát hay, thì đó là một nghệ sĩ. Nhạc sĩ sáng tác ít nhất một ca khúc được nhiều thế hệ người nghe tán thưởng, nhạc sĩ đó là một nghệ sĩ. Một vai diễn trong một vở diễn nào đó, chỉ diễn viên đó mới vào vai thành công, diễn viên đó là một nghệ sĩ...
✅Tuy nhiên, chất lượng nghệ thuật ngày nay đang có nhiều vấn đề vì một lỗi rất sơ đẳng. Diễn viên chỉ lo kiếm tiền mà không chăm sóc, nuôi dưỡng người sáng tác kịch bản. Khán giả trả tiền nuôi diễn viên, diễn viên trả tiền nuôi người sáng tác kịch bản và đạo diễn, nhưng giờ họ tự sáng tác, tự biên tự diễn. Không còn những vở diễn lớn thời lượng hai, ba giờ như xưa nữa, thay vào đó là những vở diễn vụn vặt với lời thoại nhảm nhí, toàn bộ nội dung có thể tóm gọn trong một trang giấy tập học sinh. Tác phẩm "mì ăn liền" như thế có thể tạo ra nghệ thuật gì?
𝔉Không phải ai cũng có thể sáng tác ra một vở diễn hoàn toàn mới. Thông thường, họ dựa vào một tác phẩm văn học hoặc một sự kiện lịch sử nào đấy để sáng tác. Những tác phẩm có tính châm biếm như "Số đỏ" (Vũ Trọng Phụng), "Bốn cái móng giò" (Nam Cao), "Thị Mầu lên chùa", "Ngao sò ốc hến" hoàn toàn có thể hiện đại hóa, mang phong cách đương đại thành những vở hài kịch lớn mà không cần phải dựa vào bối cảnh của tác phẩm văn học xưa.
💜Việt hóa kịch bản dựng sẵn của nước ngoài không phải là "dịch" sang tiếng nước mình rồi diễn y chang như thế mà là thay đổi nội dung, lời thoại, diễn xuất cho phù hợp văn hóa người Việt. Tác phẩm "Bá tước Monte Cristo" của Alexsandre Duma (Pháp) được nhiều nước xây dựng kịch bản phim theo văn hóa riêng của họ. Vị bá tước này trong một bộ phim của Nhật là một samurai hoàn toàn mang phong cách Nhật. Cũng người này trong một phim Trung Quốc lại là một cao thủ võ lâm, hoàn toàn mang phong cách Trung Quốc. Còn ta, thuần túy là bê nguyên kịch bản của người ta ra diễn, không có một chút hàm lượng chất xám nào trong đó.
♋Từ đó có thể hiểu, cái gọi là "nghệ sĩ" ở ta đang ngày càng hiếm hoi. Và, với thói quen của nhiều người Việt thích tâng bốc, tung hô lẫn nhau, người ta hoặc là phong tặng bừa bãi hoặc là tự nhận mình là "nghệ sĩ". Có vẻ chúng ta đang lạm phát "nghệ sĩ". Ai cũng có thể là nghệ sĩ, bao gồm cả những người không hiểu gì về nghệ thuật. Xảy ra tình trạng này vì chúng ta đã mất đi những cuộc thi, những giải thưởng tầm quốc gia về các loại hình nghệ thuật khác nhau. Thi sáng tác, thi diễn xuất, thi chỉ đạo nghệ thuật (đạo diễn)... rất hiếm, cái gì cũng thiếu thì làm sao phân biệt được ai hơn, ai kém? Người chuyên môn đánh giá nghệ thuật, khán giả nhặt "sạn". Phải có những cuộc thi như vậy, chất lượng nghệ thuật mới nâng cao được. Không có thi cử, chúng ta không có fan nghệ thuật đúng nghĩa mà chỉ có fan "cuồng".
🎃Không có nghệ thuật, lấy đâu ra nghệ sĩ? Bản thân hai chữ "danh tiếng" đã nằm sẵn trong từ "nghệ sĩ" rồi, cần gì phải tung hô "nghệ sĩ danh tiếng" nữa? Chẳng lẽ có nghệ sĩ nào đó vô danh chẳng ai biết tới? Ngẫm mà buồn.
>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.