Nghệ sĩ cải lương Trinh Trinh - con gái bà - cho biết bà qua đời sau thời gian điều trị t൩ại Bệnh viện Chợ Rẫy vì nhiều bệnh tuổi già. "Bà ra đi ở nhà bên vòng tay con cháu", Trinh Trinh nói.
Tang lℱễ của nghệ sĩ Xuân Yến được tiến hành tại nhà riêng ở huyện🦩 Bình Chánh. Lễ nhập quan lúc sáng 29/7, lễ viếng từ 12 giờ cùng ngày. Lễ động quan diễn ra sáng 1/8, sau đó nghệ sĩ được an táng tại Nghĩa trang Hoa viên Gò Đen.
Nghệ sĩ Xuân Yến tên đầy đủ là Nguyễn Xuân Yến, sinh năm 1944 trong gia tộc tuồng cổ lâu đời bậc nhất Sài Gòn, với bề dày 100 năm theo nghề: gia tộc Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng. Bà là co🅠n gái của nghệ sĩ Minh T🌟ơ và Bảy Sự, là chị gái của cố nghệ sĩ Thanh Tòng.
Từ bé, bà được làm quen với nghề hát khi cha đào tạo trong nhóm Đồng ấu Minh Tơ. Năm 6 tuổi, bà đóng những vai đào chánh trong đoàn. 𓄧Sau đó, bà theo đoàn Vĩnh Xuân Ban - Khánh Hồng, được truyền dạy cách đóng đa dạng vai, từ đào văn tới đào võ, từ tì nữ tới đào mụ. Năm 1972, bà theo đoàn hát bội của nghệ sĩ Thành Tôn ra Bình Định hát chầu nhân Lễ hội Quang Trung. Tại đây, bà được bầu gánh hát Kim Chưởng mời gia nhập đoàn, cũng là nơi bà gặp nghệ sĩ Hữu Cảnh.
Bà còn được nhớ đến với các vai diễn trong các tác phẩm sân khấu sử Việt như: Thượng Dương Hoàng Hậu (Nhiếp Chính Ỷ Lan), vai lão Mẫu (Đường Về Núi Lam), Nữ tướng (Thanh Gươm và Nữ Tướng).
Một giai đoạn, khán giả thích x💯em các cô đào hát giả trai, bà học diễn các vai kép võ tướng như Quan Công, Tiết Nhơn Quí, Lữ Bố, Triệu Tử Long. Bà cũng hát nhuần nhuyễn các vai đào võ (Phàn Lê Huê, Thần Nữ, Hồ🍌 Nguyệt Cô, Lưu Kim Đính, Đào Tam Xuân) hay đào văn (Điêu Thuyền, Bàng Quí Phi, Hàn Tố Mai). Nghệ sĩ còn ghi dấu trong nhiều vai đào mụ lẫn tuyến vai phụ như tỳ nữ, phu nhân.
Năm 🅰1975, Xuân Yến kết hôn với Hữu Cảnh, có sáu người con. Trong đó, ba người con lớn c💙ủa hai nghệ sĩ sống ngoài nghề sân khấu, ba người con sau đều làm trong nghệ thuật, như Trinh Trinh, Bảo Trân, Bảo Châu.
Mai Nhật