Sau khi bật điện thoại và kết nối mạng xong xuôi, nữ nghệ sĩ 28 tuổi bắt đầu buổi diễn lúc 20h30 cho hơn 200 khán giả đang chờ sẵn ở bên kia màn hình. Cùng với mẹ là nghệ sĩ piano, cô chơi bản nhạc nổi tiếng The Song from Secret Garden, bản nhạc ♌cô từng nhiều lần chơi ở Nhà hát🌳 Lớn hay Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
"Tôi chọn bản nhạc này vì cảm thấy nó có nhiều sự tương đồng với hoàn cảnh dịch Covid-19 hiện nay", Nhung nói🎉. "Chủ đề bản nhạc được lặp lại ba lần và mỗi lầ🎶n tôi chơi nó với một ý nghĩa khác nhau. Lần đầu là để thể hiện nỗi đau của thế giới khi virus lây lan. Lần thứ hai là về sự chiến đấu quyết liệt của con người với dịch bệnh. Lần thứ ba là sự bình yên, hy vọng về ngày chúng ta có thể quay về với cuộc sống tươi đẹp".
Kết thúc buổi diễn, Nhung chơi bản nhạc Ode to Joy (Hướng tới niềm vui) của nhạc sĩ Beethoven.
Ý tưởng biểu diễn online của Nhung xuất phát từ lời kêu gọi của những người bạn nghệ sĩ. Với cô, đây không chỉ là hành động cổ vũ tinh thần cộng đồng, mà còn để động viên chính mình. Do dịch bệnh, dàn nhꦐạc nơi Nhung công tác phải tạm nghỉ. Thu nhập của cô giảm tới 90%, chưa kể không thể gặp người yêu.
"Tôi có nên tức giận, ích kỷ và vẫn làm những điều tổn hại tới người khác và xã hội không? Tất nhiên là không rồi", Nhung n🌃ói. "So với nhiều người, tôi vẫn còn quá may mắn. Tôi vẫn có thể biểu diễn, đem lại niềm tin và màu sắc cuộc sống cho mọi người và mọi người vẫn có thể nghe nhạc để giải trí, để thꦚưởng thức và để thấy yêu đời hơn, qua những giai điệu âm nhạc tuyệt đẹp".
Hiện tại, ngoài việc luyện tập và thu các bản nhạc để biểu diễn online, Nhung còn giảng dạy các lớp violin và lý thuyết âm nhạc online. "Hãy cùng nhau mạnh mẽ cho đến khi mọi chuyện qua đi", nữ nghệ sĩ nhắn nhủ. "Xin đừng bao giờ hết hy vọng, xin đừng bao giờ để bản thân mình chìm đắm trong sự tiêu cực hay lo âu,ཧ vì cuộc đời sẽ đẹp trở lại và cuộc sống của chúng ta sẽ lại muôn màu như trước".
Cũng như Nhung, Nguyễn Quỳnh Trang, giảng viên piano ở Học viện Âm nhạc TP. HCM muốn nhờ tiếng đàn mang đến sự tích cực cho mọi người. "Những ngày này, mọi thứ có vẻ hơi căng thẳng nhưng không 🌊sao, chúng ta đã có âm✤ nhạc ở đây", cô gái 27 tuổi nói.
Từ cuối tháng ba đến nay, trong căn nhà nhỏ, Trang đã tổ chức các buổi livestream để đưa nghệ thuật đến gần hơn với cộng đồng. Buổi diễn đầu tiên, cô chọn ba bản nhạc từ các bộ phim hoạt hình của hãng Disney là I see the light, Beauty and the Beast và Can you feel the love tonight.
"Tôi từ nhỏ đã rất thích âm nhạc của 🍎Disney vì nó quá hoàn hảo và truyền đi cả🌼m xúc tích cực mạnh mẽ", Trang chia sẻ, tiết lộ thêm trước khi quay, cô đã tạm gác lại mọi việc để dành hẳn một ngày luyện tập.
Sau buổi diễn nhạc Disney, nữ giảng viên còn trình bày các tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tuấn như một lời động viên gửi đến các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai൩.
"Những bản nhạc tôi lựa chọn đều có một ý nghĩa chung. Đó là hướng mọi người đ♛ến sự thư thái, ngọt ngào để tâm trạng trở nên tích cực", Trang chia sẻ.
Ngày 2/4 vừa qua, Trang cùng các nghệ sĩ từ 19 🎉múi giờ khác nhau tham gia chiến dịch biểu diễn suốt 24 giờ với thông điệp "Cùng nhau, c🐽húng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn".
"Ngoài dự án này, các nghệ sĩ còn nhiều ý tưởng khác và đang bàn bạ♋c để biến chúng thành sự thật để tiếp tục kết nối mọi người với ✃nhau", Trang tiết lộ.
Ngoài việc biểu diễn, một số nghệ sĩ như Nguyễn Thiện Minh tận dụng thời gian này để trao đổi kiến thức với những người yêu nhạc, một điều mà những ngày bìnไh thường anh ít khi làm 🐓được do bận rộn với công việc giảng dạy ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Ngày 2/4, suốt một tiếng đồng hồ, Minh chia sẻ kinh nghiệm chơi violin, từ cách tiếp cận một b꧂ản nhạc mới đến cách chơi hay. Cuối cùng, từ những "từ khóa" người xem đưa ra cô quạnh, lạnh, dồn dập, hỗn loạn, anh tự sáng tác một đoạn độc tấu.
"Hoàn cảnh bây giờ tất nhiên có những cái không hài lòng nhưng tôi tìm được cái lợi trong đó", nghệ sĩ 27 tuổi cho biết, "🏅Đây cũng là cơ ꦏhội tốt để các em học sinh, các bạn chơi nhạc không chuyên hay các nghệ sĩ khác vào trao đổi và cùng nhau học hỏi".
Minh Trang