Thung lũng Mogok ở phía bắc Mandalay (Myanmar) nổi tiếng với danh hiệu "vùng đất hồng ngọc". Đá quý "máu🤡 bồ câu" độc đáo của vùng này là loại đá màu đắt đỏ nhất thế giới. Năm ngoái, một v♓iên Sunrise Ruby đã được bán với giá kỷ lục 30,3 triệu USD, tương đương hơn một triệu USD một carat.
Myanmar sản xuất hơn 80% hồng ngọc trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều thập kỷ bị cô lập dư🧸ới chính quyền quân sự cũ đã kh🐲iến ngành công nghiệp này dần bị lãng quên.
Tuy nhiên, việc này đang thay đổi. Tháng 10 năm ngoái, Mỹ gỡ bỏ lệnh 🀅cấm nhập khẩu hồng ngọc Myanmar, thể hiện sự ủng hộ quá trình mở cửa của nước này dưới thời chính phủ mới. Giới chuyên gia thì lo ngại nếu ngành này bùng nổ, lợi nhuận cuối c✤ùng cũng lại rơi vào quân đội - những người kiểm soát chủ yếu việc buôn bán đá quý.
Aye Min Htun kiếm được chưa đầy 200 USD mỗi tháng khi làm việc trong một mỏ đá quý nhỏ. "Ước mơ của tôi là mở một doanh nghiệp nếu tìm kiếm🐓 đá quý thành công. Tôi tin vào thánh thần. Tôi đã cầu nguyện họ cho mình một viên đá thật tốt và lớn", cậu nói.
Đằng sau cậu là hơn chục người đàn ông khác cũng đang miệt mài tìm kiếm. Đây là một công việc rất nguy hiểm, do lở đất có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. "Tôi luôn nhắc công nhân phải cẩn thận. Chúng chỉ là những đứa trẻ", Pauksi - người quản lý mỏ này cho b♋iết.
Việc sản xuất 🀅tại 🏅Mogok bùng nổ từ giữa thập niên 90, khi chính quyền quân sự cũ cho phép các công ty tư nhân mang máy móc đến đây khai thác. Tuy nhiên, năm 2003, Mỹ đã cấm nhập khẩu đá quý từ Myanmar, để cắt nguồn tài chính của chính quyền quân sự.
Ngày nay, Mogok lại có rất nhiều mỏ hoạt động. Nhưng người dân địa phương lại chẳng ki💧ếm được mấy. Ngành công nghiệp này được quản lý bởi Công ty Đá quý Myanmar (MGE) - một doanh nghiệp nhà nước do chính quyền quân sự cũ điều hành. Hồi tháng 5/2015, họ đã được đưa ra khỏi danh sách trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng quyền lực thực sự nằm tro❀ng tay Tập đoàn Kinh tế Myanmar (MEC). Đây là công ty của chính quyền cũ và vẫn nằm trong danh sách đen của Washington. Một báo cá🐼o của Sáng kiến Minh bạch Các ngành Khai thác (EITI) cho biết MEC có liên doanh tại gần 100 mỏ ở Mogok và một vùng khai thác hồng ngọc khác ở Shan.
Rất nhiều công ty tư nhân ở Mogok cũng được cho là dưới quyền điều hành của người Thái và người Trung Quốc. Họ dùng các công ty bình phong để lách luật cấm người nước ngoài điều h🌼ành khai mỏ ở Myanmar.
Những viên đá 🍃chất lượng cao nhất thường bị buôn lậu qua biên giới phía đông saꦅng Bangkok hoặc Hong Kong. Tại đây, chúng sẽ được mài giũa để làm thành trang sức.
"Hồng ngọc và ngọc bích chủ yếu được tuồn vào thị trường chợ đen ở Thái Lan", Tun Hla Aung - thành viên Hiệp hội Doanh nhân Trang sức và Đà quý Myanmar cho b🔥iết.
Tại khu du lịch ở Mandalay, các nhà buôn hy vọng việc Mỹ bỏ cấm v💮ận sẽ khiến người Mỹ đổ đến đây mua đá quý cho họ. "Giá hồng ngọc sẽ tăng trong 3 - 6 tháng tới", Khine Khine Oo - một chủ quầy hàng tại đây cho biết.
Trong khi đó, các công ty Mỹ cũng đã sẵn sàng tham gia. Vài tuần sau khi lệnh gỡ bỏ trừng phạ𒆙t được đưa ra, Hiệp hội Kinh doanh Đá quý Mỹ đã cử đại diện đến Mogok để nói chuyện.
"Các nhà buôn Mỹ sẽ quay lại đây để kinh doanh", Douglas Hucker - người đứng đầu hiệp hội này cho biết, "Chúng tôi sẽ làm việc với những đối tác được cấp phép và xác định đá quý ꦺcó được khai thác hợp lý hay không".
Để tránh việc khai thác quá mức tài nguyên, Chính phủ Myanmar hồi tháng 7 năm n🧸goái đã ngừng cấp phép cho mỏ mới. Các công ty sau này cũng sẽ phải đáp ứng qꦇuy định nghiêm ngặt hơn về môi trường.
Hà Thu (theo AFP)