Một trong số đó có anh Đinh Thanh Tùng (42 tuổi), một cổ đông và điều hành nhà hàng dê trên phố Yên Lãng. Anh cho biết sau khi thành phố áp dụng chỉ thị 16 khoảng 2-3 ngày, tận dụng cơ sở vật chất nhà hàng, anh cùng 9 nhân viên và những ngư🍌ời bạn đầu bếp khác làm những suất ăn dành tặng y bác sĩ chống dịch.
Mỗi ngày các anh nấu 150 suất cơm chiều, trong đó có 100 suất dành tặng Bệnh viện Phổi Hà Nội và còn lại dành tặng đội tự quản ở UBND phường Chương Dương. Hàng ngày từ 10h sáng, nhóm tiếp n🅺hận thực phẩm từ kho hoặc đi chợ, lên thực đơn, sơ chế đồ và bắt đầu nấu từ 14h. Mỗi suất ăn bao gồm một món thịt chính,🎀 rau, canh và món kèm thêm như cà muối, dưa muối, đậu sốt...
Nấu xong, các anh chuyển xuống tầng để các thành viên khác sắp xếp. Từng món được chia đều vào những chiếc hộp, kèm theo đũa thìa, xếp ngay ngắn trên chiếc xe bán tải chở tới bệnh viện lúc 16h, bất kể ngày mưa hay nắng. Anh Tùng cho biết, để đảm bảo an toàn, nhóm không nhận thêm người lạ vào trợ giúp; mỗi tuần tất cả đều phải xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2; trong quá trình sơ chế và nấu ăn đều đeo găng tay, khẩu trang. Khi giao hàng, nhóm giao lại cho bảo vệ bệnh viện hoặc xếp gọn ở bàn chờ riêng rồi rời đi, hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Nhóm cũng xin được giấy thông hành từ bệnh viện nên⛎ không khó khăn khi giao hàng.
Trước Covid-19, nhà hàng của anh Tùng trung bình một ngày đón 120-150 lượt khách, mang về doanh thu hàng chục triệu đồng. Trong 2 năm vừa qua, các đợt dịch bùng phát khiến nhà hàng nhiều lần đóng cửa, lần này đã đóng khoảng 1,5𒐪 tháng. Dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhà hàng vẫn đang duy trì hoạt động dựa trên nguồn quỹ dự phòng.
Những ngày đầu tiên, chi phí cho những bữa ăn đều do đóng góp của các cổ đông trong nhà hàng. Sau 2-3 ngày thực hiện, được bạn bè và mạnh thường quân biết đến, nhiều người tặng cả tạ gạo, rau ꦯxanh, củ quả để nhóm tiếp tục công việc.
"Mình không dám nhận thực phẩm từ nhiều người mà chỉ từ bạn bè, người thân thôi. Thực phẩm được gửi đến nhóm sẽ cố gắng nấu luôn trong ngày. Còn nhiều mình sẽ gửi lại cho căng tin bệnh viện để tránh hư hỏng, lãng phí", anh Tùng nói. Cũng từ thực phẩm😼 mọi người dành tặng, suất ăn cܫủa các y, bác sĩ dự kiến 35.000 đồng/suất nay lên tới 40.000-50.000 đồng, đầy đặn và đủ dinh dưỡng.
A🐼nh Lê Quốc Dũng (44 tuổi), người xào nấu chính trong nhóm là tổng bếp trưởng của một hệ thống cửa hàng nổi tiếng thành phố, hiện cũng nghỉ không lương vì Covid-19. Nhiều năm làm tổng bếp trưởng ở các chuỗi nhà hàng, các khoản tiền dự trữ giúp anh không gặp nhiều khó khăn trong dịch bệnh, như vậy theo anh là may mắn ☂hơn nhiều người khác.
Hàng ngày, anh cùng mọi người lên thực đơn và đảm nhận nấu. Anh cho biết, thực đơn một phần dựa vào thực phẩm được tặng, ngoài ra cũng dựa trên yêu cầu của các y, bác sĩ mà thay đổi liên tục như cơm gà rang gừng, cá kho, cá chiên, thịt xá xíu, thịt kho trứng, đùi gà chiên... Hàng ngày dù phải đứng trong bếp nấu giữa tiết trời nóng bức, anh vẫn thấy rất vui vì mình đã góp một phần sứ𝐆c lực để tuyến đầu chống dịch có những bữa ăn ngon.
Tham gia cùng còn có anh Huỳnh Tuấn Nhơn (Quảng Nam), bếp chính nhà hàng. Anh cho biết vì dịch bệnh nên gia đình 3 người của anh không thể về quê. Hiện nay vợ chồng anh đang nghỉ không lương, để chia sẻ những khó khăn với nhà hàng. Trước đó, công việc của anh là làm bếp, đôn đốc, giám sát các công việc của bếp phụ. Những ngày này dù nghỉ dịch, anh vẫn t😼ới bếp từ 9h sáng, cùng mọi người nhận thực phẩm, sơ chế và đảm nhận xào, nấu. Với anh, những việc này không vất vả vì là tính chất của nghề bếp.
Anh chia sẻ, những ngày này dù không có🌱 thu nhập và phải tối giản chi tiêu nhưng anh không nghĩ cuộc sống của mình quá khó khăn. "Vì thế mình dành thời gian để cùng anh em thực hiện tâm tư nguyện vọng, góp phần nhỏ hỗ trợ các y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Mình cũng mong dịch bệnh sớm được kiểm 🌃soát để công việc trở lại bình thường", anh nói.
Hà Nội tiếp tꦛục giãn cách xã hội tới 23/8, các anh cho biết sẽ vẫn tiếp tục nấu những bữa ăn ngon gửi tới các bác sĩ đang ngày đêm chống dịch.
Lan Hương