Bản đề nghị khiển trách thượng nghị sĩ Lidia Thorpe được Thượng viện Australia thông qua hôm nay với 46 phiếu thuận vàꦦ 12 phiếu chống, trong đó phê phán hành động của nghị sĩ Thorpe là "gây rối và thiếu tôn trọng", đồng thời cho rằng nghị sĩ Thorpe "không còn phù hợp" để tham gia bất kỳ phái đoàn nào trong suốt thời gian hoạt động còn lại của quốc hội nhiệm kỳ này.
Động thái khiển trách chỉ mang tính biểu tượng, khi các nghị sĩ không hài lòng về hành v🐼i của một thành viên trong quốc hội.
Thor𝔉pe, người đeo sợi dây chuyền vàng có dòng chữ "Không phải Vua của tôi", cho biết bà 🌌"không quan tâm" quyết định khiển trách và sẽ lặp lại hành động như vậy nếu Vua Anh tiếp tục thăm Australia. "Tôi sẽ phản kháng chủ nghĩa thực dân ở đất nước này. Tôi thề trung thành với người có chủ quyền thực sự, đó là những người bản địa đầu tiên của vùng đất này", bà nói.
Thượng nghị sĩ đảng Xanh Mehreen Faruqi, người bỏ phiếu chố🌃ng bản kiến nghị khiển trách, cho rằng nghị sĩ Thorpe chỉ đang kể lại lịch sử Australia "theo🌺 cách bà ấy muốn".
Khi Vua Charles III thăm quốc hội Australia ngày 21/10, bà Thorpe, người gốc thổ dân, bước vào hội trường và hét lớn "Hãy trả lại đất đai cho chúng tôi. Trả lại những gì các ngဣười đã lấy đi!". Bà sau đó chỉ trích hoàng gia Anh "phá hủy đất đai" của các bộ tộc bản địa tại Auಞstralia. "Đây không phải đất đai của ông. Ông không phải vua của chúng tôi", nghị sĩ Australia hô lên.
Lực lượng a♏n ninh đã ngăn nghị sĩ Thorpe tiến lại gần Vua Charles III và áp giải bà ra khỏi phòng họp.
Austr༺alia từng là thuộc địa của Anh và tuyên bố độc lập từ nhiều thập kỷ trước, nhưng vẫn thuộc Khối Thịnh vượng Chu🦂ng và coi các đời quốc vương Anh là nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, một số chính trị gia Australia gần đây đề xuất từ bỏ chế độ quân chủ lập hiến để trở thành nước cộng hòa.
Bà Tꦓhorpe, 51 tuổi, là phụ nữ thổ dân đầu tiên ở bang Victoria trở thành thượng nghị sĩ. Khi tuyên thệ nhậm chức, bà đã từ chối đọc lời tuyên thệ trung thành với Nữ hoàng Elizabeth II. Bà cũng là một trong 20 người biểu tình khi Vua và Hoàng hậu Anh đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm chiến tranh ở Australia.
Huyền Lê (Theo AFP)