"Tôi làm việc ở miền Nam nên quãng đường di chuyển về quê ở miền Trung rất dài, thế nên với tôi chín ngày nghỉ Tết vẫn còn cảm thấy vẫn hơi ít.ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ Một năm tôi mới về quê được một lần, nếu đi máy bay thì từ khâu chuẩn bị cho khứ hồi cũng mất hai ngày rồi. Theo tôi, nên thêm hai, ba ngày nghỉ sau Tết nữa là hợp lý. Hiện nay, một số công ty cho nghỉ Tết dài hơn, bản thân tôi cũng thường nghỉ tới Mùng 10 mới đi làm lại nếu về quê ăn Tết. Năm nay, cái hay là được nghỉ sớm nên cán bộ, công chức có điều kiện mua sắm, trang trí nhà cửa trước Tết thoải mái hơn, việc này nên phát huy".
Đó là chia sẻ của độc giả Van Quyen Le sau thông tin Thủ tướng đồng tình với đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về phương án nghỉ Tết chín ngày🌺, gồm năm ngày nghỉ chính thức và bốn ngày nghỉ cuối tuần của hai tuần liên tiếp. Đây là lần đầu tiên người dân được nghỉ sớm sau gần 10 năm nghỉ cận Tết 1-2 ngày.
Nhiều người cho rằng nghỉ Tết sớm giúp người dân dễ bố trí lịch về quê, mua sắm, giảm tải cho giao thông trong những ngày cuối cùng của năm. Độc giả Le van Trong nhận định: "Nghỉ Tết ngắn ngày rất khổ cho người lao động xa quê. Máy bay, tàu, xe đều quá tải do không phục vụ kịp lượng người từ di chuyển thành phố về quê ăn Tết. Theo tôi, Tết là để thảnh thơi nhưng nhìn cái lịch nghỉ mấy năm qua, tôi không thấy thảnh thơi chút nào do cận Tết mới được nghỉ".
>> 🅘'Đã đến lúc người Việt được thong thả nghỉ Tết chín ngày'
Ủng hộ nghỉ Tết sớm, độc giả Hùng Huê𒁏 mong muốn lịch nghỉ như năm nay sẽ được cố định hằng năm: "Tôi thấy nên cố định lịch nghỉ Tết cho người lao động. Ví dụ, nghỉ Tết Nguyên đán 12-14 ngày là hợp lý và nghỉ sớm từ 26 tháng Chạp. Như vậy, lịch nghỉ sẽ mang tính nhân văn và phù hợp với văn hóa (người ở xa nghĩ về cái Tết quê hương nhiều hơn). Điều đó sẽ giúp người lao động chủ động hơn trong việc đi lại, nhất là khi giờ giá vé máy bay đắt đỏ, đâu phải người lao động nào cũng dám bỏ tiền ra để chi cho việc đi lại trong khi nghỉ ngắn ngày".
Đồng quan điểm, bạn đọc Ldovan.bn♑ nhấn mạnh: "Theo tôi, nên cố định luôn lịch nghỉ Tết hàng năm. Theo đó, có thể lấy mốc 1/1 (Âm lịch) để nghỉ trước Tết ngày và sau Tết ba ngày nữa. Như vậy, đảm bảo người dân được nghỉ tổng được chín ngày, đỡ phải năm nào cũng bàn bạc, tranh cãi. Thực tế, trước Tết còn có không khí chuẩn bị (nên được nghỉ sớm), chứ sau ngày 1/1 thì đa phần cảm thấy như ngày thường".
Trong khi đó, cho rằng chín ngày nghỉ Tết vẫn còn ít, độc giả Lê Duy Hoàng bình luận: "Nếu nhìn vào lịch nghỉ thì tôi chỉ mong các cấp lãnh đạo nghiên cứu thêm phương án cho nghỉ Tết 15 ngày🐬. Mặc dù nhìn con số có thể thấy nhiều, hoặc sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về hoạt động của doanh nghiệp, công việc hành chính... Nhưng nhìn về mặt xã hội hay tập quán của người Việt thì lại khác.
♑Ví dụ, nếu được nghỉ từ ngày 22 tháng Chạp đến Mùng 7 tháng Giêng (15 ngày nghỉ) thì người dân, người lao động đều sẽ có một ngày nghỉ trước khi dọn dẹp chuẩn bị cho mâm cỗ 23 tháng Chạp của gia đình. Người lao động xa quê cũng có thời gian để kịp về nhà để dọn dẹp. Còn những ngày sau chủ yếu là vui chơi, nghỉ ngơi, thăm chúc Tết.
𝓀Nghỉ dài chắc chắn các ngành nghề dịch vụ, du lịch hoặc nhiều lĩnh vực khác sẽ được kích cầu. Cuối năm tổng kết, ai cũng mong muốn được về sớm để dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cúng ông Công ông Táo tại nhà. Tôi được biết có những người lao động hơn 20 năm nay không biết đến ngày này vì chỉ đến 29 Tết mới được nghỉ để về nhà ăn Tết".
- 'Nghỉ Tết 9 ngày quá dài và lãng phí'
- Sao phải cố dè sẻn ngày nghỉ Tết?
- 'Nghỉ Tết sớm để người lao động bớt khổ'
- 'Nghỉ Tết sớm không làm người Việt nghèo đi'
- Vì sao học sinh Hà Nội nghỉ Tết ít hơn TP HCM sáu ngày?