Gia đình đi du lịch. Ảnh: Viet Media Travel
Anh Hoàng (Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM) đã lên kế hoạch đưa đại gia đình đi du lịch Nha Trang vào dịp Tết. Anh ở miền Bắc, vào Nam♏ lập nghiệp và cưới vợ Nam Bộ. Mọi năm, anh vẫn về thăm bố mẹ vào dịp Tết Nguyên đán. Năm nay anh đổi mới, đón bố mẹ vào TP HCM ăn Tết cùng vợ chồng mình, sau đó cả nhà đi Nha Tꦺrang nghỉ dưỡng. Không chỉ thay đổi không khí mà kế hoạch này còn tiện lợi nhiều đường với anh: vừa tiết kiệm, vừa tránh cái rét miền Bắc.
Anh cho biết đưa cả bố mẹ đi du lịch thế này, anh lại tiết kiệm được nhiều hơn so với tự mình về quê ăn Tết. Tổng chi phí cho mỗi lần về quê ăn Tết của anh, dù có vợ về cùng🍌 hay không cũng không dưới 50 triệu đồng: đầu tiên là vé máy bay đắt đỏ; sau đó là tiền biếu bố mẹ, bà con họ hàng... Đặc biệt, các sếp chóp bu của công ty đều ở ngoài Hà Nội, anh về thăm nhà thì không thể không đến thăm sếp, mà quà cho sếp nếu không đến thì thôi, chứ đã đến thì không thể "sao cũng được". Đưa bố mẹ và vợ con đi nghỉ mát Nha Trang cả tuần, có khi anh cũng chỉ tiêu hết bằng đó tiền.
Chị Đinh Hương (Quận Phú Nhuận, TP HCM) cũng ở Bắc theo chồng vào Nam lập nghiệp. Năm nay, chị không♎ về quê ăn Tết với bố mẹ đẻ mà cùng chồng con đi du lịch nước ngoài. Theo chị, về Bắc những ngày Tết rét mướt không tốt cho sức khỏe của hai con, da dẻ ch🦩ị thì nứt nẻ trông rất xấu. Không những thế, việc đi lại trong dịp Tết khó khăn, người về Bắc đông đúc. Chị để dành đến mùa hè ấm áp sẽ đưa con về thăm ông bà ngoại. Hơn nữa, bố mẹ chị thường xuyên bay vào Nam chăm sóc hai cô con gái đều lập nghiệp trong Sài Gòn. Năm vừa rồi mẹ cũng ở nhà chị mấy tháng liền nên nhu cầu gặp gỡ cha mẹ của chị không "bức xúc" như mọi người.
Ngày thườngꦜ chị vẫn thuê một cô giúp việc làm việc theo giờ. Tết Nguyên đán, người giúp việc về quê, đi du lịch là cách tốt nhất để chị không phải "đầu bù tóc rối" với việc nhà và hầu hạ 3 ông tướng (chồng và hai con trai). Khi chị đề xuất đi du lịch, anh xã đồng ý ngay lập tức.
Anh Anh Tuấn 𓄧(Đống Đa, Hà Nội) cũng quyết định đón Tết Quý Tỵ xa nhà. Anh làm việc cho một tờ nhật báo, được nghỉ Tết sớm hơn nhưng cũng phải đi làm sớm hơn nên anh sẽ có một kỳ du lịch miền Nam vắt dài cả hai năm. Trong năm, công việc bận rộ🔯n, anh chỉ có thể xin nghỉ phép tối đa 3 ngày nếu không có sự kiện gì đặc biệt. Vì thế n🍌hân dịp nghỉ Tết Quý Tỵ kéo dài cả tuần, anh quyết định đưa vợ con đi chơi xa. Vốn là một tín đồ cuồng nhiệt của chủ nghĩa xê dịch, theo anh, đi đâu chơi phải đi cả tuần mới đã.
Chị Minh Tân (Thanh Xuân, Hà Nội) thì ao ước một ngày nào đó được cùng chồng con đi du lịch trong dịp Tết.💃 Chị vừa mua một căn hộ, vẫn nợ tiền ngân hàng nên bây giờ phải thắt chặt chi tiêu. "Khi nào, trả hết nợ, chắc chắn tôi phải lên kế hoạch đưa cả gia đình đi nghỉ mát phía Nam, tiện thể cũng thăm người bà con họ hàng ở đó", chị cho biết.
Nhà văn Di Li thường xuyên cùng gia đình đi du lịch trong dịp Tết. Với gia đình chị, cảm giác đi du lịch vào dịp Tết không khác ngày thườ✨ng là bao, đặc biệt khi ra nước ngoài. Nhiều khi trong suốt cả kỳ nghỉ mới chợt nhận ra bây giờ đang là Tết. Tuy nhiên, đi du lịch trong nước thì có ấn tượng về ngày Tết nhiều hơn. Đây cũng là một điều rất thú vị vì gia đình chị có cơ hội tìm hiểu thêm phong tục Tết ở một vùng miền khác nơi ở thường🥂 xuyên của mình.
Theo nữ nhà văn, một trong những lý do khiến nhiều người chọn đi du lịch ngày Tết bởi thời gian người lao động được nghỉ Tết tương đối dài cả tuần, ở nhà chúc tụng mãi cũng🍸 rất nhàm. Ngày Tết bây giờ có vẻ tẻ nhạt hơn trước đây, không ai muốn ở nhà lâu để thành người phục vụ. Ở thành phố, ngày Tết cũng không có nhiều hoạt động gì vui. Trước đây, cả năm mới có một ngày Tết là dịp để mọi người được ăn uống xả láng, được khoe quần áo mới. Bây giờ, cuộc sống khấm khá hơn, nhiều người được ăn ngon mặc đẹp cả năm nên ngày Tết không còn quá ý ng🅷hĩa như trước. Hơn nữa, trong thời đại Internet, họ hàng, bạn bè dễ dàng liên hệ với nhau hơn nên ngày Tết cũng không phải là một dịp họp mặt không thể thiếu.
Với kinh nghiệm nhiều năm đi du lịch trong dịp Tết, Di Li🐲 cho rằng giá cả các dịch vụ trong dịp Tết cũng không đắt đỏ hơn các ngày lễ khác bao nhiêu. Năm nay, chị cũng lên kế hoạch cùng cả gia đình đi du lịch Hội An. Tuy nhiên, dù có đi du lịch ở đâu thì năm nào chị cũng phải ở nhà vào giao thừa và mồng 1. Cúng giao thừa, cúng tổ tiên, đi chùa trong ngày Tết là những truyền thống đẹp mà chị không thể nào cho phép mình bỏ lỡ.
Ông Phạm Đức Hậu (giám đốc điều hành của Ideotour, văn phòng đặt tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng mọi người có hai xu hướng đi du lịch vào dịp Tết. Hoặc là đi trước Tết, và đích đến của những chuyến đi này thường là những quốc gia hàng xóm như Singapore, Thái Lan, Hong Kong với mục đích mua sắm khá rõ rà🎉ng. Còn sau Tết, người Việt hay chọn đi các tour du lịch trong nước, tour hành hương, lễ chùa.
Theo ông, giá tour ngày Tết cao gấp rưỡi ngày thường nhưng dịp lễ Tết vẫn là thời điểm thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Năm nay, kinh tế khó khăn, người dân bớt chi tiêu hơn, số lượng người đi du lịch Tết có vẻ giảm so với mọi năm nhưng vẫn cao hơn ngày thường. Có nhiều tour trong dịp Tết nhưng công ty của ông không có tour nào khởi hành vào ngày giao thừa hay mồ🧸ng 1 Tết, một phần để nhân viên nghỉ, một phần người dân cũng ít đi du lịch vào hai ngày này. Dù sao ai cũng cần có những giờ phút đầu năm bên gia đình. Những công ty du lịch lớn vẫn có những tour khởi hành vào ngày mồng 1 Tết như tour đi Tây Bắc của Vietravel.
Theo giáo sư Trần Văn Khê, rõ ràng hiện nay có nhiều gia đình đi du lịch trong dịp Tết truyền thống hơn, nhưng đó hoàn toàn không phải là một xu hướng của ꦇcuộc sống hiện đại. Mỗi gia đình có những nhu cầu gặp gỡ hay đi chơi, mà trong n🌟ăm vì bận rộn với công ăn việc làm, con cháu đi học... nên không thể tổ chức đi du lịch, gặp gỡ nhau. "Họ tranh thủ Tết được những ngày nghỉ phép để tổ chức du lịch trong gia đình là do hoàn cảnh của mỗi gia đình, chứ chưa thể gọi đó là xu hướng", giáo sư Khê nhận xét.
Giáo sư không ủng hộ nếu 🔯việc tổ chức du lịch trong những ngày Tết trở thành truyền thốngꦇ, vì Tết dân tộc là ngày gia đình tập họp, gặp gỡ nhau...
Kim Anh