Lễ cúng Táo quân gắn với sự tích ông Táo với nhiều dị bản. Các thư tịch cổ liên quan đều cho rằng tập quán này có nguồn từ tục thờ "Ngũ tự", để trả công cho 5 vị thần trong gia đình: thần Cổng (Môn thần), thần Cửa (Hộ thần), thần Cửa sổ (Trung lưu thần), thần Bếp (Táo thần) và thần Đường đi trong n🌳hà (Hành thần).
Lại có thuyết khác nói "Ngũ tự" gồm 5 vị: thần B🧔ếp (Táo thần), thần Giếng (Tĩnh thần), thần Cửa (Môn thần), thần Nhà (Hộ thần), thần Cửa sổ (Trung lưu thần) hoặc 5 vị: thần Bếp (🔯Táo thần), thần Đất (Thổ công), tổ nghề (Tiên sư), thần cửa (Môn gia hộ úy), thần bảo hộ sức khỏe con người và vật nuôi (nhân súc Y thần)...
Trong 5 vị gia thần, Táo quân, Thổ địa và Môn thần được thờ cúng phổ biến nhấཧt. Táo quân được coi là vị thần chủ về phúc đức trong gia đình với tên gọi đầy đủ là "Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân".
Trong "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" của Nguyễn Đổng Chi, sự tích ba ông đầu rau nói về nguồn gốc "vua bếp hai ông một bà" gồm người vợ là♌ Thị Nhi (Nhi nghĩa là nhừ, chín nhừ), n🅷gười chồng trước là Trọng Cao (Cao nghĩa là tinh bột, ám chỉ gạo) và người chồng sau là Phạm Lang (Lang còn có âm đọc là Canh – món canh).
Khi "cơm không lành, canh không ngọt", cả ba người gặp bi kịch mà phải chịu thân phận đen đủi, lem luốc của ba ông đầu rau. Họ hóa thân cho bếp lửa gia đình luôn ấm cúng. Có lẽ từ ý nghĩa này mà dân gian gọi Táo quân là vị thần định phúc, quản về nhân sự trongဣ gia đình.
Từ đó, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình làm lễ tiễn Táo quân về chầu Ngọc hoàng, gọi là Tết Táo quân. Lâu dần có nơi tổ chức lễ cúng Táo quân vào ba ngày khác nhau.𒊎 Vua quan cúng ngày 23, thứ dân cúng ngày 24 và những người làm nghề chài lưới, ngư dân cúng vào ngày 25. Gần đây có thể cúng Táo quân từ ngày 17 đến ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cơm lễ ông Công, ông Táo cần những gì?
Lễ vật cúng Táo quân chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình, phổ biến là xôi, cơm canh, rượu nước, vàng mã, cau trầu, thịt gà, thịt lợn và hoa quả... Điều đặc biệt phải có 3 bộ mũ áo, hài; một hoặc 3 con cá chép (cá sống hoặc bằng giấy mã). Sách "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính ghi: "Mua hai mũ ông, một mũ bà để thờ và mua con cá chép để làm ngựa cho Táo quân lên chầu trờܫi".
Những năm 1990 trở về trước, ở miền Bắc, nhiều gia đình bất kể lễ vật nhiều hay ít, lu🐻ôn cố gắng có một đĩa bánh kẹo (bánh mật, kẹo mạch nha, kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo kéo...) hoặc một bát mật mía. Dân gian cho rằng Táo quân về chầu Ngọc hoàng cần "ngọt giọng" tấu báo những điều tốt đẹp về gia đình mình, cầu mong Ngọc hoàng ban phúc lành cho gia đình trong năm mới.
Ở một số địa phương khu vực Bắc Trung bộ như Thọ Xuân, Cẩm Thủy (Thanh Hóa), lễ vật cúng Táo quân không dùng canh, vì b🍨a ông Táo (ba ông đầu rau) được đắp bằng đất sét, cúng canh sợ làm Táo quân bị "thũng" chân. Chuyện dân gian ở đây kể rằng, xưa có gia đình do lười biếng nên nghèo khổ, quanh năm chẳng có gì ăn, cuối năm cũng không có gì cúng Táo quân. Ngày 23 tháng Chạp, chủ nhà sang hàng xóm xin nước luộc chân giò về cúng Táo quân khiến ông bị sũng nước (phù thũng), bởi vậy nhân dân một số xã trong vùng kiêng bày canh trong mâm lễ.
Nhà nghiên cứu văn hóa༺ dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng phong tục cúng Táo quân ở nước ta cơ bản thống nhất, cả về quan niệm, nghi thức, lễ vật và văn – sớ, chỉ có một vài yếu tố khác biệt mang tính dị bản trong s🌸ự tích ông Táo, vốn là thuộc tính của văn hóa dân gian.
Cúng Táo quân thời điểm nào?
Lễ cúng Táo quân đã được ấn định ꦇvào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không cần chọ��n giờ, chỉ cần cúng xong trước 23h là được.
Cúng T✃áo quân gia chủ nên tự khấn vì ông Táo là thần trong nhà, không cần sớ tấu🔯. Văn khấn là lời tiễn biệt, tâm sự, mong muốn của gia chủ đối với Táo quân trước khi ngài lên đường về trời chầu Ngọc hoàng.
Những điều cần chú ý trong lễ cúng ông Công, ông Táo
Chủ nhà khi cúng Táo quân phải thành tâm điểm lại những sai lầm, việc xấu đã phạm phải trong năm, đã xảy ra trong gia đình; kiểm điểm, sám hối, hứa quyết tâm sửa đổi🦄 lỗi lầm và cầu xin Táo quân chỉ tấu báo những điều tốt đẹp, mong Ngọc hoàng ba🐬n phúc cho gia đình.
Trước đây nhiều gia đình khi cúng Táo quân gọi hết con cháu đến nghe lời khấn, để cùng kiểm điểm với bố mẹ, cùng sám hối và biết phấn đấu, tu dưỡng trong năm mới. Hoặc trong bữa cơm sau lễ cúng Táo quân, ông bà, cha mẹ kể lại sự tích Táo quân và căn dặn con cháu phải ăn ở phúc đức, chăm ngoan, không được làm việc xấu, trung thực. Đây l🍸à điểm quan trọng nhất trong lễ cúng Táo quân vì nó mang tính giáo dục, tinh thần hướng thiện sâu sắc.
Văn khấn Nôm lễ Táo quân hàng năm (tham khảo)
Bày lễ, thắp hương xong khấn như sau:
Kính lạy ngài bản gia Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân!
Kính lạy các ngài bản gia thần linh, thần hoàng bản thổ, ngũ phương ngũ lộ long mạch tài thần, ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần, bản gia chấp sự chư tôn thần!
Tiến chủ con là: (tên ông bà cha mẹ, con cháu...) đồng gia đẳng.
Hôm nay là ngày ngài Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân về trời phụng mệnh Ngọc đế. Tiến chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Kính mời các ngài bản gia thần linh, thần hoàng bản thổ, ngũ phương ngũ lộ long mạch tài thần, ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần, bản gia chấp sự chư tôn thần đồng tọa, thụ hưởng lễ vật.
Tuân theo lệ cũ, ngài Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân là chủ Ngũ Tự. Cúi xin ngài soi xét lòng trần, gia ban phúc lộc. Trong năm gia đình chúng con có những sai phạm, lỗi lầm gì xin tôn thần gia ân châm chước (đến đây gia chủ có thể bộc bạch những điều tốt – xấu của gia đình, nhận lỗi, sám hối, hứa sửa đổi). Ngài về trời chầu Ngọc đế, tấu xin Ngọc đế gia ân ban phước, phù hộ toàn gia chúng con trai gái trẻ già được an ninh khang thái!
Chúng con xin giải bày tấm lòng thành thực. Cúi xin các vị thần minh chứng giám!
Cẩn cáo, thượng hưởng!
Nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Đình Hải