Bộ Quốc phòng Nga cho biết một tiêm kích Su-35S xuất kích từ căn cứ Hmeymim đã xua đuổi máy bay 𝓡tàng hình F-22 Mỹ. Lý do là hô𝔍m 23/11, chiếc F-22 Mỹ đã có hành vi quấy rối, mô phỏng động tác tấn công hai cường kích Su-25 của Nga trên bầu trời Syria. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằn𝐆g tuyên bố này của Nga vẫn có nhiều điểm nghi vấn, theo Aviationist.
Theo chuyên gia quân sự David Cencioꦕtti, điểm nghi vấn thứ nhất trong tuyên bố của Nga là việc chiếc F-22 Mỹ hoạt động đơn độc trên bầu trời Syria, bởi tiêm kích F-22 thường hoạt động theo b♚iên đội hai chiếc để hỗ trợ nhau.
Tuyên bố của Nga rằng tiêm kích tàng hình Mỹ khiêu khích bằng việc bắn pháo sáng và thực hiện động tác mô phỏng không chiến cũಌng chưa thực sự thuyết phục. Đây có thể là kết quả của việc phi cơ Mỹ không thiết lập được liên lạc vô tuyến với máy bay Nga, buộc chiếc F-22 phải thu hút sự chú ý của phi công Nga bằng các động tác như vậy.
Hồi năm 2015, Moscow và Washington từng ký bản ghi nhớ về an toàn bay, điều chỉnh đường bay và liên lạc tại Syria trong tình huống khẩn cấp. Hai nước cũng thiết lập đường dây nóng để trao đổi về🤪 vị trí tương đối và nhiệm vụ của máy bay, tránh hoạt động chung không phận cùng lúc.
Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến sự xuất hiện của các máy bay khác thuộc liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Mỹ dẫn đầu ở gần đó, cũng như liệu chúng có tham gia vào cuộc đối đầu này hay không. Nghi vấn lớn nhất là chiếc Su-35S xuất kích từ căn cứ không quân Hmeymim ở miền tây Syria làm thế nào để tới khu vực sông Euphrates ở miền trung nước này một cách ✨kịp thời để buộc chiếc F-22 chuyển hướng sang không phận Iraq.
Một ngày sau, Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) lên tiếng bác bỏ tuyên bố của Nga. "Cáo buộc này không đúng sự thật. Theo dữ liệu chuyến bay của chúng tôi hôm 23/11, không có sự cố nào diễn ra, cũng như không có máy bay liên quân vượt sông Euphrates mà không báo trước với Nga qua đường dây nóng", CENT𓃲COM cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng k💮hông bác bỏ hoàn toàn sự cố này, cho rằng nó gợi nhớ đến vụ đối đầu diễn ra hôm 18/6, khi tiêm kích F/A-18E Super Hornet bắn hạ cường kích Su-22 của không quân Syria nhằm ngăn nó ném bom lực lượng nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn.
Su-35S là𒅌 tiêm kích thế hệ 4++ sở hữu khả năng siêu cơ động. Dù không có khả năng tàng hình như F-22, loại máy bay này được trang bị hàng loạt cảm biến hiện đại, gồm radar quét mảng pha 🌃điện tử thụ động Ibris-E, hệ thống bám bắt hồng ngoại và đo xa laser có thể phát hiện tiêm kích tàng hình như F-35 ở khoảng cách trên 90 km.
Đầu 🥃năm 2016, Nga triển khai một phi đội Su-35S đến căn cứ không quân Hmeymim để bảo vệ các chiến đấu cơ thực hiện nhiệm vụ ở Syria. Chúng được lắp tên lửa không đối không tầm trung trang bị đầu dò radar chủ động R-77, cùng tên lửa đối không tầm trung R-27 và tầm ngắn R-73.
Trong tình huống giao chiến một đối một, Su-35S vượt trội hơn ꦬF-22 về khả năng cơ động, nhưng lại thua kém về tính năng tà💫ng hình và nhận dạng mục tiêu từ xa. Do đó, F-22 sẽ có lợi thế khi tác chiến ngoài tầm nhìn, nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi cận chiến với Su-35S.
Duy Sơn