Tôi chia tay người yêu, bị ảnh hưởng nặng nề bởi công việc và khô☂ng tìm thấy niềm vui gì ngoài uống rượu. Ha🐼nnah Baker, nhân vật chính trong phim, kể ra 13 lý do khiến cô muốn kết thúc cuộc sống. Tôi thấy lý do nào cũng hợp lý, hợp lý đến đau lòng.
Tôi kể lại phân đoạn này để nhắc chính mình, có n🍒hững thời điểm, đầu óc tôi chỉ cố gắng diễn giải một giải pháp duy nhất mà tôi tin là phù hợp nhất với sự sống của mình. Nhưng vài năm sau xem lại bộ p𝓰him, tôi không có cảm giác gì, bởi tôi đã vượt qua hầu hết các biến động kể trên.
Các tác phẩm về đề tài tự tử có tương tác khác b⭕iệt với người tiếp nhận, so với chủ đề khác. Đề tài này thường đối mặt với hai nhóm công chúng: Nhóm thứ nhất là những người không có vấn đề gì cả, x𝄹em tác phẩm từ góc nhìn của người ngoài cuộc. Nhóm thứ hai là những người đang trong giai đoạn có nguy cơ rời bỏ sự sống và tâm trí họ tiến dần về phía nó.
Nội dung truyền thông hay nghệ thuật về chủ đề này thường đi trên sợi dây mỏng giữa các nguy cơ: thứ n𝄹hất là tô đậm, gợi 🐠ý cách thức, ví dụ thuật lại chi tiết cách một người kết thúc cuộc sống.
Khuynh hướng thứ hai là lãng mạn hóa hành vi♕ huỷ hoại cuộc sống, bằng ngôn từ đẹp, nhân vật đẹp, diễn viên có s🅷ố phận và tâm hồn ấm áp, đến thiên đường để mọi vấn đề đều được giải quyết.
Khuynh hướng thứ ba là những tác phẩm lý luận rằng rời bỏ cuộc sống là lựa chọn duy nhất. Nạn nhân đang lưỡng lự, giằng co quyết đ🦩ịnh sống còn thì có tiếng nói bên tai,ꦜ thuyết phục chọn cách giải thoát bản thân.
Tuy nhiên, không có🍃 câu trả lời dễ dàng nên cấm hay không chủ đề tự tử.
Nếu tránh nói hoặc biến chủ đề này thành cấm kỵ, nó có thể dẫn đến việc bỏ qua sức khỏe tinh thần. Những người có nguy cơ không được chăm sóc kịp thời. Người có dấu hiệu và cần tìm sự cầu cứu không được cộng đồng phản hồi. Gia đình có nạn nhân thuộc nhóm nguy cơ sẽ giấu diếm che đậy vì chủ đề bị coi là gây xấu hổ. Trong khi đây là vấn đề sức khỏe cần phải được thảo luận ở mọi cấp độ, từ gia đình, trường học, công sở, trong tác phẩm nghệ thuật và trong sản phẩm truyền thông... để có thể tạo ra một mạng lưới kịp thời giúp đỡ nạn nhân. Cấm đoán đồng nghĩa với việc từ chối xây dựng cơ hội cứu người nếu họ có nguy cơ này𒀰.
Nhưng nếu dùng thái độ lãng mạn hóa, kịch tính hóa hoặc coi đó là giải pháp, thì tính lây lan của hiệu ứng này là điều không thể phớt lờ. Tạp chí The BMJ về sức khỏe và y tế năm 2020 đăng bài tổng hợp từ 31 nghiên cứu liên quan giữa nguy cơ tự tử và thông tin xuất hiện trên truyền thông. Kết quả cho thấy, thông tin về vụ tự tử của người n👍ổi tiếng dẫn đến số ca c꧃hủ động rời bỏ cuộc sống tăng 13%; nếu giới thiệu phương thức thì số ca tăng 30%; nếu tường thuật thì tỷ lệ tăng khoảng 2% trong tháng tường thuật.
Trong video nhạc "There's no one at all" vừa dừng phát hành tại Việt Nam của Sơn Tùng M-TP, nhân vật chính trang điểm gương mặt bị thương chảy máu do cuộc đời vùi dập, mắt tô đen emo - kiểu trang điểm gợi ý người thuộc nhóm thường tự gây tổn thương cho cơ thể, luôn buồn rầu, cảm thấy bᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚị cô lập trước thế giới xung quanh, bị chà đạp bởi thế giới đó. Cuối video, nhân vật chọn cách kết thúc cuộc sống và khung hình đóng lại.
Video này gần với khuynh hướng thứ ba trong nhóm nguy cơ trên: Nhân vật đã có giải pháp cho chính mình và hợp lý hóa giải pháp đó mà khô🗹ng cần giải thích hay nhìn thấy khả năng khác.
Tôi tiếp tục xem bài hát khác, là "Eight" của ca sĩ IU và Suga nói về chủ đề tìm sự giải thoát trong xã hội Hàn Quốc, 💧một đề tài ít nhiều còn bị né tránh ở đất nước này dù chính những người nổi tiếng đang trở thành nạn nhân của nó.
Lời bài hát "Eight" thể hiện cảm giác u sầu của một cô gái muốn từ bỏ tất cả. Trong video, cô nằm xuống, nhắm mắt - báo hiệu một cuộc ra đi. Mô tả sự bế tắc và cảm giác mất kết nối với cuộc sống, nhưng "Eight" thực ra thảo luận với khán giả về ý định nguy hiểm đang chờn vờn trong tâm trí nhân vật. Ở đó, ca sĩ gợi ý một thế giới We dance under the orange sun/ Together with no shadow below us - dưới mặt trời màu cam, không bóng đen ẩn hiện, không chia lìa nào kề bên, ký ức hiện diện thật đẹp, nhân vật bay qua đám mây với chú thằn lằn khổng lồ. Cuối video▨, cô tỉnh dậy, nước mắt rơi. Đó có lẽ là gợi ý khác, gợi ý được sống và sẽ hạnh phúc, không phải cái chết.
Những người có nguy cơ rời bỏ cuộc sống luônꩵ cần được bảo vệ, cần có người thân bên cạnh, hoặc có đường dây nóng thuyết phục họ rời khỏi vị trí gây hại bản thân. Nhiều quốc gia như Mỹ và Nhật hàng chục năm qua đã thiết lập hotline ngăn ngừa tự tử và công khai ở các vị trí dễ nhìn thấy, trong các tài liệu, sản phẩm đề cập tới tình trạng này. Một báo cáo năm 2019 cho thấy, đường dây nóng chống tự tử ở Nhật, ra đời khoảng năm 2004, góp phần làm giảm tỷ lệ tự tử của Nhật Bản xuống còn 16,3 ca trong số 100.000 người. Từ đỉnh điểm hơn 34.400 vụ tử tự vào năm 2003, năm 2018, nước này còn 20.500 vụ.
Trong bối cảnh những người có nguy cơ rời bỏ cuộc sống khó tìm nơi để được trấn an tinh th🐈ần lúc cần kíp nhất, nghệ sĩ càng nên tránh vô tình đẩy họ vào những suy nghĩ✨ tiêu cực bằng những tác phẩm có sức lan truyền rộng rãi.
Nếu vì coi một c༺lip hay, tôi đi mua đôi giày mớ💟i, thì chuyện đó thật bình thường. Nhưng vì coi một clip hay mà khán giả chọn kết thúc cuộc sống, đó chắc chắn khác mua giày.
Khải Đơn