Mỗi dịp 20/11, các thế hệ học sinh lại cùng thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đến những nhà giáo. Có nhiều ca khúc được ra đời để mô tả không khí này, trong đó Khi tóc thầy bạc trắng là một trong những bài hát gợi nhiều cảm xúc.
Tác phẩm được nhạc sĩ Trần Đ♔ức viết năm 1994 trong một cu♑ộc vận động sáng tác về ngành giáo dục, như lời tri ân của ông đến thầy giáo cũ. Nhạc sĩ từng cho biết hồi nhỏ gắn bó một giáo viên dạy văn tên là Nguyễn Đức Ninh.
Những năm 1940, do cuộc sống khó khăn, mẹ đưa ông vào Thanh Hóa để nương tựa họ hàng. Kháng chiến bùng nổ, gia đình ông chạy vào Cầu Quan, huyện Nông Cống. Tại đây, n💞hạc sĩ đã được thầy Ninh hết lòng dạy dỗ. Khi trưởng thành, trong một chuyến công tác vào Thanh Hóa, ông tìm về địa chỉ xưa thăm thầy. Lúc mới gặp, giáo viên không nhận ra nhạc sĩ, chỉ đến khi ông gọi: "Con Trần Đức đây ạ", nhà giáo mới ôm chầm lấy cậu học trò rồi nói: "Sao lại cao lớn thế này!".
Ký ức ngày hội ngộ in đậꦬm trong tâm trí Trần Đức nên khi được những người bạn nhạc sĩ độ🐟ng viên viết ca khúc chuẩn bị cho hội diễn, hình ảnh người thầy với mái tóc bạc trắng lại ùa về trong ông. ''Bài hát ra đời xuất phát từ tình cảm chân thật dành cho thầy giáo đáng kính của tôi'', nhạc sĩ từng nói.
Năm 1999, ca khúc được nằm trong danh sách 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 do báo Thiếu niên Tiền Phong, Hội nhạc sĩ Việt Nam, ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam, ban Âm nhạc - Đài Tiếng Nói Việt Nam tổ chứ❀c bình chọn. Lúc này, thầy Ninh đã qua đời. Biết tin, nhạc sĩ tìm đến nhà thầy và đặt bản nhạc lên bàn thờ.
Bài hát mở đầu với ấn tượng của cậu học trò trong ngày gặp lại người dạy mình năm xưa: ''Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh. Khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã khôn lớn rồi". Qua năm tháng, mái tóc của nhà giáo đã nhuốm màu thời gian, chứa bao trăn trở, tâm huyết cho học sinh. Hình ảnh này từng xuất hiện trong một số tác phẩm, như Bụi phấn (Vũ Hoàng) với những ca từ: "Có hạt bụi nào rơi trên bục gꦿiảng. Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy. Em yêu phút giây này. Thầy em tóc như bạc thêm. Bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay''.
Những câu thành ngữ, ca dao, truyện cổ tích được đưa vào ca khúc tạo sự gần gũi với trẻ em, đồng thời giúp khán giả trưởng thành hoài niệm về tuổi thơ. Tác giả chọn hìn🐻h tượng cầu Kiều♓ trong câu: ''Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy'', qua đó tôn vinh công việc "lái đò" của nhà giáo. Khi ''con đò'' đã ''qua sông'', những học sinh non nớt ngày nào đã biết ''yêu cánh cò trong câu ca dao'', ''yêu bống trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan'' và ''yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng''. Ngoài tri thức, họ còn được dạy về đối nhân xử thế, cách sống nhân văn, biết trân trọng mọi giá trị trên đời.
Tác phẩm được viết theo nhịp 4/4, có giai điệu nhẹ nhàng, da diết, gợi nỗi hoài niệm. Bằng lời ca giản dị, nhạc sĩ Trần Đức không chỉ nói lên tình cảm cá nhân mà còn thể hiện sự tôn vinh với các thế hệ nhà giáo. Ông kết lại bằng thông điệp: ''Bài học làm người em vẫn nhớ ghi. Công cha ơn nghĩa mẹ ơn thầy'', nhắc nhở mỗi người nên trân trọng công lao,ꦑ sự tận tụy của thầy cô. Sinh thời, nhạc sĩ cũng bày✃ tỏ niềm biết ơn bởi được thầy Nguyễn Đức Ninh định hướng nghề nghiệp sau này.
Khi tóc thầy bạc trắng là ca khúc quen thuộc trong những lễ khai giảng, sự kiện về giáo dục, được nhiều thế hệ nghệ 🌼sĩ thể hiện. Thảo Anh, 26 tuổi, Hà Nội, xúc động, bâng khuâng mỗi khi giai điệu vang lên, nói tác phẩm khiến khán giả nhớ lại năm tháng tuổi thơ được các thầy cô dìu dắt.
Nhạc sĩ Trần Đức sinh năm 1937 ở Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định. Ông công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam từ thời điểm đơn vị mới thành lập đến khi nghỉ hưu năm 1997, từng là phát thanh viên và nguyên phó trưởng ban Khoa giáo. Nhạc sĩ là người khởi xướng chương trình Những bông hoa nhỏ vào năm 1970, sau hai năm du học Cuba.
Nhạc sĩ còn sáng tác nhiều ca khúc cho thiếu nhi, như Mùa xuân tình bạn, Những bông hồng. Năm 1997, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Ông qua đời năm 2014 do bệnh hiểm ngh𒀰èo, thọ 77 tuổi.
Phương Linh