Ba tháng trước, người mẹ nghèo phải cꦫhuyển viện cho con gái từ Đà Nẵng vào TP HCM chữa bệnh phổi. Cô con gái 15 tuổi được cho xuất viện giữa lúc TP HCM đang là tâm dịch. Không có tiền, không người ജthân, bà không còn cách nào khác là kêu cứu đến Hội đồng hương.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Chủ tịch Hội đồng hương Đà Nẵng tại TP HCM, kể hai mẹ con không đăng ký về quê từ trước, "nhưng không ꦰthể để gia đình họ bơ vơ giữa Sài Gòn những ngày này được". Ôౠng nhận được thông tin về hai mẹ con vào sáng 21/7, khi nhiều người đã có mặt ở sân bay chờ được "giải cứu".
Ông Đẩu gọi cho các thành viên khác để điều xe đưa họ ra sân bay, làm xét nghiệm Covid-19, rồi liên lạc với hãng hàng không để "xin các anh chị đăng ký 🦩cho một trường hợp phát sinh rất tội nghiệp". Sau một loạt cuộc gọi can thiệp "không theo quy trình nào", hai mẹ con được lên máy bay.
Một trường hợp khác, người phụ nữ mang thai 7 tháng cùng hai đứa con "sinh năm một", lớn 2 tuổi, ⛎nhỏ một tuổi không thể ở lại TP HCM vì trong nhà không có đàn ông, trong lúc khắp nơi đều phong tỏa. Họ liên lạc với Hội đồng hương lúc 0h ngày 21/7.
Bác sĩ Đẩu đang chạy xe từ nhà ở quận 7 lên sân bay Tân Sơn Nhất thì nhận được thông tin. Ông gọi điện "sắp xếp" và báo cho ba mẹ con. Năm phút sau, người phụ nữ lại thông báo có lịch đi khám thai để định ngày sinh. "Tôi bảo💙 cô ấy nhanh lên, rồi hỏi đã xét nghiệm Covid-19 chưa, được biết cô ấy xét nghiệm rồi, nhưng hai con thì chưa", bác Đẩu kể.
Bận rộn cầm loa thông báo xử lý các tình huống phát sinh liên tục, song ông Đẩu vẫn nhớ "cứ 30 phút" lại gọi điện một lần, hỏi xem ba mẹ con đã đi đến đâu rồi. 13h30, ba mẹ con có mặt ở sân baꦬy với lỉnh kỉnh đồ đạc của trẻ nhỏ. Ba tình nguyện viên trong Hội đồng hương phải xúm vào giúp.
Do đến muộn, người mẹ xếp⛎ hàng ở thứ 40 để chờ lấy mẫu xét nghiệm, trong khi 14h máy bay khởi hành. "Tôi phải chạy đến gặp bác sĩ ở khu xét nghiệm, nhờ họ giải quyết giúp. Cuối cùng còn 15 phút nữa máy bay cất cánh thì hai cháu nhỏ xét nghiệm xong. Hai cháu được tình nguyện viên để trên xe đẩy hành lý, chạy thật nhanh về phía cửa lên máy bay. Lúc đó tôi mới nhẹ cả người", ông nhớ lại.
Có người kไhông đăng ký cho con vì cứ nghĩ "đi máy bay cũng như đi xe, cho con ngồi phía trước là được". "Rất nhiều hoàn cảnh, bà con nhiều người lần đầu đi máy bay nên không trách họ được, mình chỉ còn cách cố thuyết phục hãng bay", ông Đẩu nói với n🀅hững người trong ban liên lạc để cùng nhau giúp đỡ.
Ban liên lạc Hội đồng hương Đà Nẵng tại TP HCM bắt đầu "chiến dịch" đưa người dân gặp khó khăn rời tâm dịch khoảng một tuần trước. Khi Ủy ban ✅MTTQVN TP Đà Nẵng chuyển cho Hội đồng hương 500 triệu đồng để hỗ trợ cho người dân tại chỗ, bác sĩ Đẩu và các thành viên khác đã nghĩ đến việc đề xuất "đưa bà con về quê".
Với tư cách Chủ tịch Hội đồng hương, ông Đẩu gọi điện cho ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, trình bày thực trạng bà con gặp khó khăn trong cuộc sống, dịch bệnh ở TP HCM lan rộng, nên đưa người dâ𝓡n về để vừa tránh dịch, vừa giảm g🃏ánh nặng cho TP HCM và được sự đồng thuận.
Lãnh đạo Đà Nẵng đã gửi công văn đến TP HCM và các tỉnh thành khác, đề nghị được hỗ trợ khi đưa người dân về bằng xe giườꦛng nằm. Hội đồng hương cũng phát thông tin qua mạng xã hội và hệ thống thông tin khác. Người dân háo hức đăng ký, ngay ngày đầu tiên đã có hơn 100 người. Tuy nhiên, do các tỉnh phía Nam đang giãn cách, việc đi lại bằng đường bộ khó khăn khi qua nhiều chốt, Đà Nẵng quyết định đưa người dân về bằng máy bay.
Để đảm bảo tất cả người dân có kết quả xét nghiệm Covi🦂d-19 theo yêu cầu, Hội đồng hương hợp tác với Bệnh viện Tâm Anh để xét nghiệm ngay tại sân bay. 5h sáng 21/7, khoảng 50 tình nguyện viên trong Hội đồng hương lên đường ra sân bay để chuẩn bị cho ba chuyến bay lúc 10h, 15h, 18h. Riêng bác sĩ Đẩu phải chở gần 600 bộ đồ bảo hộ để phát cho đồng hương, đến 19h tối mới về n♐hà.
Bác sĩ Đẩu, 59 tuổi, là Trưởng Khoa Răng hàm mặt và Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM. Ông cho biết, trong những ngày hỗ trợ đồn🃏g hương về 💎quê, áp lực công việc tăng gấp 3 lần so với bình thường.
Ông vừa đảm bảo chuyên môn ở bệnh ꦚviện, nơi phụ trách lấy mẫu, tiêm vaccine cho người dân; phụ trách thêm Bệnh viện Dã chiến ở Củ Chi và "nơm nớp" lo sợ vì "nếu phải đi cách ly thì gay". "Tôi cũng là mối nguy cho gia đình vì mình tiếp xúc nhiều nguồn, có thể lây cho bà xã và hai con", ông chia sẻ thêm.
Ông Dương Đình Liễu, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng, cho biết đã rất cảm động trước tinh thần trách nhiệm của Ban liên lạc Hội đồng hương tại TP HCM những ngày qua. Mọi người🌠 không quản vất vả để hỗ trợ thành phố, đồng hương, tổ chức ba chuyến bay đưa hơn 600 người về Đà Nẵng. "Đây là hình ảnh ảnh đẹp, nghĩa cử thân thương giữa mùa dịch", ông nói.
Nhiều ngày qua, Hội đồng hương Thừa Thiên Huế ở TP HCM cũng bận rộn vớ🗹i việc vận chuyển nhu yếu phẩm, hỗ trợ người dân đăng ký về quê. Sau khi tỉnh phát thông báo đón 300 người về bằng tàu hỏa, điện 🥃thoại của anh Phạm Quốc, 42 tuổi (ban chấp hành Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP HCM) kêu liên tục vì nhiều người dân Huế ở TP HCM gọi điện đăng ký.
Nhiều hôm anh Quốc thức đến 4h sáng để nghe điện thoại và trả lời tin nhắn của người dân qua Zalo. Đa số người đăng ký ra Huế là côn♒g nhân🥂 và đang có cuộc sống bấp bênh ở TP HCM.
Theo anh Nguyễn Hoàng Nguyên, Chủ tịch Hội đồng hương Thừa Thiên Huế ở TP HCM, đến nay khoảng 10.000 người đăng ký về quê. Trước mắt, Hội đồng hương sẽ sàng lọc, ưu tiên đưa trẻ em, người già và phụ nữ trong chuyến tàu đầu tiên ra Huế, dự kiến xuất phát �🐠�tại ga Sài Gòn ngày 24/7.
Ngoài việc tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục꧋ đăng ký về quê cho người dân có nhu cầu, các thành viên trong Hội đồng hương Thừa Thiên Huế cũng lái xe vận chuyển lương thực hỗ trợ cho bà con gặp khó khăn. "Chúng tôi nhận hàng đồ khô ngoài Huế chuyển vào và kêu gọi, vận động thêm các mạnh thường quân mua gạo, mì tôm để gửi cho mọi người", anh Nguyên nói.
Hội đồng hương Đà Nẵng và Thừa Thi𓃲ên Huế ở TP HCM đã thành lập nhiều năm trước, là nơi để bà con xa quê giúp đỡ nhau. Hàng năm khi quê nhà gặp bão, thiệt hại do mưa lũ, các thành viên trong hội thường kꦡêu gọi tiền và nhu yếu phẩm đưa về quê hỗ trợ đồng bào.
Nguyễn Đông - Võ Thạnh