Trong một khảo sát của VnExpress với hơn 1.000 độc giả, 50% cho biết đưa toàn bộ lương cho vợ, chỉ "xin" lại một phần chi tiêu cá nhân. Kết quả này được xem là phù hợp với đặc điểm của văn hóa quản lý tài chính của các gia đình Việt dựa trên quan niệm phụ nữ quản lý tài chính tốt hơn nam giới. Phụ nữ Việt còn thuộc nhóm đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương nắm quyền quản lý tài chính gia đình, theo khảo sát năm 2013 với gần 7.000 người tham gia tại 16 quốc gia mới nổi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ tư tưởng chồng phải nộp lương cho vợ, độc giả Nguyendotrung chia sẻ câu chuyện mình từng chứng kiến: "Tôi tận mắt thấy chị đồng nghiệp đang đi du lịch cùng với công ty mà vẫn phải lo đặt đồ ăn cho chồng con ở nhà, rồi canh điện thoại chờ shipper giao tới, rồi thiếu này thiếu nọ lại phải gọi đây gọi đó để mua thêm đồ cho cha con ở nhà. Cùng vì thế mà chị chẳng tham gia được gì hoạt độ♌ng với tập thể.
Tôi thắc mắc với chị rằng tại sao hai cha con ở nhà không tự xoay xở chuyện ăn uống, ít nhất là tự đặt đồ ăn và chủ động chờ shipper giao tới? Chị trả lời rằꦆng "tiền chị giữ hết rồi, nên hai cha con ở nhà không có đồng nào...". Nghe vậy tôi chỉ biết im lặng ngao ngán. Sao người vợ cứ phải khư khư giữ tiền, ngay cả khi bản thân không có ở nhà mà cũng không chịu chi ra 100-200 nghìn đồng để chồng con có tiền ăn uống?".
Đồng quan điểm, bạn đọc Kim Thanh chỉ ra những sai lầm trong việc nộp hết tiền lương cho vợ của một bộ phận không nhỏ đàn ông Việt: "Có những ông chồng rất tội nghiệp, được bao nhiêu tiền lương cũng mang hết về đưa cho vợ, thậm chí mỗi tháng không nghe được tiếng tin nhắn nhận lương vì tiền đã chuyển thẳng vào tài khoản của vợ rồi. Mỗi ngày, họ ꧙lại chờ vợ phát tiền cho xài, hôm nào vợ quên thì lại phải mượn ꧙tiền công ty, đồng nghiệp để xài đỡ. Ấy vậy mà mỗi ngày họ còn phải báo cáo chi tiêu cho việc gì, còn tiền hay không cho vợ".
"Tôi đã thấy nhiều người, ngay cả mấy ông anh họ đưa hết tiền lương cho vợ giữ, để rồi thiếu 200 nghìn đồng đi ăn giỗ cũng phải gọi vay người khác. Nếu phụ nữ ai cũng tâm lý, biết quản lý tiền bạc thì đã không có những pha dở khóc dở cười như vậy. Vợ cũng nhiều lần bảo tôi đưa tiền lương để giữ hộ. Nhưng tôi c𒅌hỉ đưa đủ cho chi tiêu, sinh hoạt, phần còn lại tôi vẫn gܫiữ. Mặc định trong nhà, những việc chi tiêu lớn nhỏ đều do tôi lo.
Từ lúc lấy vợ đến giờ, chưa bao giờ tôi hỏi vợ mỗi tháng kiếm được bao nhiêu tiền? Cô ấy vẫn là người chi tiêu sinh hoạt chính, nhưng lấy bao nhiêu từ lương của vợ là hoàn toàn tự nguyện. Tôi cũng không để tâm chuyện đó. Đàn ông có vài đồng lương còn không quản nổi thì quản sao được sự nghiệp lớn?", độc giả Buoidien nói thêm.
>> Áp lực 'mang tiền về cho vợ'
Nói về câu chuyện phân chia quản lý tài chính trong gia đình, bạn đọc Minhgiang nhấn mạnh: "Tôi thật không hiểu sao nhiều người lao động cực khổ để làm ra đồng tiền, nhưng khi có tiền lại đưa hết cho vợ giữ, đến lúc cần lại phải ngửa tay xin? Nếu vợ là người♒ thương mình, vun vén, chăm lo cho gia đình thì không nói, nhưng gặp phải cô vợ 'trời ơi đất hỡi' thì xác định chẳng khác gì làm mướn không công.
Cá nhân tôi xác định từ đầu là tiền tôi làm ra phải do tôi tự quyết định, không phụ thuộc vào bất cứ ai. Tôi chỉ đưa vợ đủ chi tiêu. Báo hiếu cha mẹ hai bên cũng là việc phải làm nhưng trên tinh thần tự nguyện. "Vật chất quyết định ý thức", làm ra tiền nhưng không biết giữ tiền thì bạn sẽ không quyết định được việc gì. Trên tinh thần đó, đến nay gia đình tôi đã có nhà, có đất, có xe... Quan trọng nhất, mỗi khi cần tiền, tôi không phải vay ꧅mượn ai".
Đó cũng là suy nghĩ của bạn đọc Quanghuynhdta: "Tôi thấy tập quán người Việt mình vẫn nặng quan điểm người vợ phải cầm tiền mới tốt. Nhưng tôi nghĩ, hai vợ chồng ai quản lý tốt tài chính thì nên cầm tiền. Nhưng ai cầm cũng cũng phải báo cáo, tổng kế🃏t rõ ràng chi bao nhiêu, còn lại tiết kiệm bao nhiêu cho người còn lại biết. Nếu biết thống kê tốt thì có thể báo cáo tiền chi cho nhóm vấn đề nào như sinh hoạt cố định, ma chay, hiếu hỷ, học tập... sẽ tốt hơn. Như thế, gia đình cũng giống công ty mà hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, khổ nỗi, trong gia đình, đôi khi chị em phụ nữ dựa vào truyền thống mà hạch sách chồng, đặc biệt là nếu chồng có phản biện một chút thì họ lại nói rằng tất cả cũng 🥀chỉ để lo cho gia đình... Chuyện tiền nong vì th♈ế cũng hay bị cảm xúc chi phối, nên khó nói và đồng thuận đến ngọn ngành".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.