Tại khoa Phẫu thuật Tạo hình - hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bà nội bệnh nhi cho biết, 3 n🌺gày trước, khi đang nấu꧑ cháo cho cháu trong bếp, bà nghe tiếng bé hét và khóc to, chạy ra thì đã thấy mặt Hiếu đầy máu. Cả gia đình vội vàng đưa cháu đi bệnh viện cấp cứu.
"Sai một ly đi một dặm. Tôi ân hận vô cùng. Thằng bé nghịch lắm, luôn tay luôn chân, tôi chỉ sơ sẩy một 💙chút mà cháu ra nông nỗi này", bà vừ🥀a nói vừa nhìn gương mặt chằng chịt vết khâu của cậu cháu trai bụ bẫm. Theo lời bà, bé Hiếu rất thích chơi với chó mèo. Con chó cắn cháu là chó nhà, bình thường khá hiền.
Bác sĩ Đỗ Ngọc Linh, khoa Phẫu thuật tạo hình và hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội cho biết, bệnh nhi nhập viện trong t🥀ình trạng quấy khóc, mũi, tai, trán, má bị💃 chó cắn nham nhở, chảy đầy máu. Các bác sĩ đã tiến hành mổ cắt lọc, làm sạch và khâu lại các vết thương. Hiện cháu tỉnh táo, không sốt, vùng khâu khô ráo. Sắp tới, gia đình sẽ đưa cháu đi tiêm phòng dại.
Bệnh viện Việt Đức từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị tổn thương nặng do chó cắn, trong đó số đông là trẻ em. Có những cháu bị chó cắn mất tai, mũi, thậm chí là bộ phận🅺 sinh dục. Cách đây 2 tuần, một người lớn cũng nhập viện mổ cấp cứu vì bị chó cắn đứt rời môi.
"Với trẻ nhỏ, cần luôn để mắt trông nom cẩn thận, nhất là khi các bé ở gần chó, mèo... Không để trẻ trêu chọc vật nuôi, nhất là khi chúng 𝓰đang ăn, mới đẻ con... vì khi đó con vật rất hung dữ và có thể tấn công lại. Mồm chó nhiều vi trùng, những vết cắn của nó có thể rất nguy hiểm", bác sĩ khuyến cáo.
Vương Linh
*Tên bệnh nhi đã được thay đổi