Em được 28,25 điểm - thiếu đúng một điểm.
Tôi chỉ biết an ủi rằng với số điểm này, em sẽ còn 🐬có cơ hội với nguyện vọng hai. Nhưng tôi đã không biết phải nói gì thêm khi cậu học trò tội nghiệp thắc mắc: “Trong khi em trượt, có những bạn chỉ 25,5 - 27 điểm lại đỗ. Họ có điểm cộng”. Em chỉ là một trong số rất nhiều thí sinh ở Hà Nội gặp phải tình trạng tương tự, mà tôi đã gặp trong nhiều năm qua.
Năm nay, với cách ra đề thi bám sát kiến thức cơ bản, vừa sức với phần lớn thí sinh, số điểm 10 tăng lên đáng kể. Điểm chuẩn của một số trường thuộc tốp đầu vì thế cũng tăng, lên đến𓄧 29 - 30. Học viện An ninh Nhân dân lấy điểm chuẩn ba môn không nhân hệ số là 30,5 cho tổ hợp D01, nữ, ngành Ngôn ngữ Anh. Đại học Phòng cháy chữa cháy có điểm chuẩn 30,25 cho tổ hợp A00, thí sinh nữ miền Bắc… Đó là những trường hợp rất rõ ràng cho thấy, nếu không có điểm cộng, học sinh khu vực 3 không có cơ hội ở những ngành học này, kể cả khi họ đạt điểm tuyệt đối cả 3 môn thi.
Chính sách cộng điểm, được tính toán dựa trên các tiêu chí như: Mức độ tiếp cận cơ hội học tập, vùng miền, chính sách khuyến khích các đối tượng có công... được đánh giá là một chủ trương nhân văn, tạo ra sự công bằng về cơ hội, có ý nghĩa khuyến khích những số phận thiệt thòi trong xã hội.🐎 Nhưng việc thực thi nhiều năm qua đã bộc lộ những điểm bất hợp lý. Trong khi tương lai một con người thay đổi hoàn toàn sau một cuộc thi chỉ bởi 0,25 - 0,5 điểm thì chính sách này cho phép cộng tối đa 3,5 điểm. Thậm chí năm 2015, có thí sinh được cộng tới 6,5 điểm khi thi tuyển vào Đại học Y Hà Nội.
Nhiều học sinh của tôi trước khi thi đã tự khoanh vùng những trường, những ngành các em khẳng định là “không dành cho học sinh thủ đô”. Có những học trò như cậu bé trong câu chuyện trên đã gọi chính sách cộng🎀 điểm là một sự bất công. Tôi hiểu, 17 - 18 tuổi đầu, có thể chưa từng bước chân ra khỏi những cung đường rải nhựa, các cô cậu bé đô thị sẽ dễ dàng dùng từ "bất công" để đặt tên cho tình trạng này.
Nhưng tôi, đã đặt chân đến những vùng sâu xa, đã sống qua thời sinh viên với những cậu bạn dân tộc Thái, H’Mông thiếu thốn đủ đường, tôi không gọi chính sá⛄ch này là sự bất công. Tôi gọi đó là sự bất cập.
Ở thành phố không phải tất cả đều sung túc, vẫn có những hoàn cảnh rất khó khăn. Có những em mồ côi cha mẹ từ tấm bé, phải sống cùng ông bà chú bác. Ngay giữa trung tâm Hà Nội vẫn có những xóm trọ sống ở trên sông hay gầm cầu... Ngược lại, ở vùng sâu vùng cao vẫn g🐻ặp những gia đình có điều kiện.
Nhưng trên tất cả, thi cử trước hết phải là một cuộc đua công bằng. Nhà nước có thể áp dụng chính sách hỗ trợ, ưu tiên những thí sinh thuộc diện cộng điểꦉm bằng nhiều hình thức trong suốt quá trình học tập. Nhưng đến kỳ thi, tất cả học sinh đều ph🌠ải bình đẳng từ vạch xuất phát cho tới đích đến của cuộc đua.
Hơn nữa, tôi cho rằng, sứ mệnh lớn nhất của các trường đại học là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Họ không thể và kh♔ông nên bị “ép buộc” thực thi các chính sách phúc lợi và xã hội của nhà nước. Đối với những ngành học như Y, Dược, Sư phạm… - những ngành tác động trực tiếp đến tính mạng, nhân cách con người, yêu cầu chọn và đào tạo được những người đủ năng lực lại càng khắt khe hơn bao giờ hết.
Một điều bất cập nữa là trong khi cộng điểm ưu tiên cho nhiều học sinh vùng sâu, vùng xa, chúng ta🤡 lại không có chính sách chặt chẽ, yêu cầu những cá nhân được ưu tiên đó phải quay về phục vụ quê hương mình. Rất nhiều trong số họ đã chọn cách bám trụ lại những thành phố lớn. Tôi có một anh bạn người miền núi phía Bắc - được cử xuống Hà Nội học ngành xây dựng theo dạng sinh viên cử tuyển. Nhưng sau khi tốt nghiệp, bằng những cách thức khôn khéo nào đó, anh xin được việc làm ở Hà Nội và định cư luôn ở đây. Những câu chuyện như thế không hiếm gặp.
Tôi vẫn cho rằng, chính sách ưu tiên là một chủ trương cần thiết và chính đáng đối với những gia đình có công với đất nước, với những học sinh vùng sâu, vùng xa thiếu thốn điều kiện học tập. Nhưng có hàng trăm cách thức khác phù hợp hơn để thực thi, như là hỗ trợ về tài chính, chính sách học bổng, học phí… thay vì cộng điểm đầu vào đạiꦯ học.
Trong khi cậu học trò 28,25 của tôi tức tưởi vì trượt thi; biết đâu lại có thí sinh 26 điểm nào đó có ꦫchút ngại ngùng khi biết mình đã lấy đi cơ hội của những người 28 điểm.
Bởi có thể chú꧋ng ta đã vô tình gây r▨a sự bất công, như học trò của tôi cảm thấy, trong khi nỗ lực tìm kiếm một sự công bằng nào đó.
Hà Bình