Đọc các bình luận dưới loạt bài viết về lương bác sĩ, giáo viên tôi thấy buồn khi nhiều người rất thiếu hiểu biết và tỏ ra vô cảm với những ý kiến kiểu như :"học bác sĩ, giáo viên làm gì để rồi than lương thấp", "sao không đi làm phụ hồ, sửa xe mà kiếm hơn chục triệu mỗi thá☂ng"ജ... Xin thưa rằng, bác sĩ và giáo viên là hai nghề quan trọng bậc nhất của mọi xã hội văn minh và tiến bộ.
Thử hỏi, có gia đình nào mà cả đời không bao giờ cho con đi học hay vào viện chữa bệnh khô𒁏ng? Nếu không có bác sĩ và giáo viên thì ai là người dạy dỗ và chăm lo sức khỏe cho toàn dân?
Nói về chuyện thu nhập của bác sĩ, giáo viên hiện chưa tương xứng với những đóng góp cho xã hội, tôi cho rằng họ có quyền🐬 lên tiếng. Hiện nay, lương của các bác sĩ và giáo viên mới ra trường đang ở mức thấp hơn lương tối thiểu mà công nhân lao động đơn giản đang được nhận. Đó là một thực tế rất khó để chấp nhận.
Nhiều người cho rằng "bác sĩ mở phòng mạch, giáo viên dạy thêm nên giàu lắm, không thể có quyền than lương thấp🌱". Thế nhưng, ít ai hiểu được rằng, để có được vị trí và danh tiếng đó, người học ngành y hay sư phạm đã phải tốn rất nhiều tiền bạc, học hành gian khổ. Đầu tư là vậy nhưng số người có tay nghề cao cũng chỉ là thiểu số (chiếm khoảng 10% số người học và làm nghề💖).
Lại có ý kiến thắc mắc rằng: "bác sĩ, giáo viên chê lương thấp nhưng tại sao cứ cố chen chân vào trường công, bệnh viện công để phải nhận chế độ đãi ngộ thấp; sao không ra trường tư, bệnh viện tư cho thoải mái và hài lòng?".Thực tế, họ đã phải phục vụ cho hơn 80% dân số (bình dân) với thu nhập chỉ đủ sống, thậm chí không đủ sống trong các cơ sở công lập. Với sự tận tụy đó, họ xứng đáng được chúng ta chia sẻ và cảm thông hơn🅷 là dè bỉu, 🌊phán xét. Nếu ai cũng kéo ra doanh nghiệp tư nhân làm việc thì ai chăm lo cho học vấn và sức khỏe của người nghèo?
>> Định kiến 'bác sĩ giàu, sắm nhà lầu, xe hơi'
Mấy năm nay, hệ số lương cơ bản chưa được điều chỉnh, vẫn ở mức 1.490.000 đồng nhân hệ số, trong khi vật giá liên tục leo thang rất cao. Giá sinh hoạt cao thì đồng lương sẽ phải teo tóp lại. Điều chỉnh hệ số lương, tuy cũng chỉ tăng thêm mấy trăm nghìn đồng một tháng, nhưng ít nhất cũng sẽ là nguồn động viên kịp thời cho công chức, viên chức, đặc biệt là bác sĩ, giáo viên. Riêng ngành y đã phải dốc hết tâm sức trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, nên càng cần phải có chính sách đãi ngộ xứng đáng hơn các ngành khác. Không có thấu hꦫiểu, chia sẻ nào bằng hành động kịp thời, ngay♈ lúc này.
Ngành y, giáo dục là h🐼ai ngành rất quan trọng của quốc gia, vì nó phục vụ cho toàn dân, từ già đến trẻ. Ai cũng mong muốn nhà nước quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ y bác sĩ, giáo viên, để họ có thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển đất nước. Nhưng thực tế, hai ngành này lại đang phải hy sinh rất lớn vì mức đãi ngộ chưa tương xứng và sự tôn trọng bị suy giảm trầm trọng trong tư tưởng của xã hội hiện đại.
Câu hỏi là làm gì để tăng lương cho bác sĩ, giáo viên? Tôi cho rằng, muốn người làm ngành y và giáo dục được đãi ngộ xứng đáng, thì chúng ta buộc phải tăng viện phí, học phí. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng tới đại đa số người dân. Ngành giáo dục mới tăng học phí lên 200-300 nghìn đồng một tháng nhưng người dân đã kêu không có tiền cho con đi học. Thế nên bài toán nâng lương cho giáo viên, bác sĩ vẫn còn rất nan giải.
Trong khi đó, bệnh viên tư, trường quốc tế thu phí cao ngất ngưởng, lại chỉ phục vụ cho một số ít người có tiền, nên dịch vụ chu đáo cũng là lẽ đương nhiên. Chúngꦜ ta không nên so sánh chất lượng dịch vụ giữa các cơ sở công lập và tư nhân, vì cơ bản chi phí đã khác nhau một trời một vực. Nguồn lực con người chỉ có hạn, nên chỉ có thu đúng, thu đủ học phí, viện phí, thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề này mà thôi. Chẳng lẽ, người Việt cứ để bác sĩ, giáo viên phải hy sinh mãi và chấp nhận đứng nhìn nhân lực công sẽ 🧸mất đi những người tài?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.