𝔉"Sáng nay, nhà tôi thức dậy sớm để canh giờ đi siêu thị. Trong lúc chờ đợi, may mắn có một cô nhà gần siêu thị nói vọng ra 'ai mua ít rau cải thì nói cô chia bớt cho, hàng ở quê gửi lên'. Thế là tôi xúm lại ngay, may lựa được một bắp cải 60 nghìn (hai kg), gừng 90 nghìn (một kg), dưa leo 35 nghìn (một kg). Trong khi đo, nhiều người không có rau mà mua sáng nay. Ấy vậy mà ở quê, các bác nông dân phải cày bỏ rau. Rau ở TP HCM quý như vàng khi dịch bùng phá, còn rau ở quê gần như là cỏ phải vứt bỏ".
Đó là chia sẻ của độc giả Vi Nguyen trước thực trạng nhiều nhà vườn ở Lâm Đồng, Đồng Tháp phải cày bỏ những luống rau đã cất công chăm sóc nhiều tháng do khó khăn trong vận chuyển, tiêu thụ, lượng hàng ùn ứ, giá rớt thảm. Trong khi đó, rau củ quả và trứng gia cầm luôn trong tình trạng khan hàng tại các siêu thị ở TP HCM trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Nói về nghịch lý này, bạn đọc Q.Hải nhận định: ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ"Trong khi Lâm Đồng nhiều người dân phải phá bỏ rau quả vì không có đầu ra, thì TP HCM lại thiếu rau củ quả. Lần này, thành phố đã phản ứng quá chậm trong nhiều vấn đề. Theo tôi, tốt nhất phải có phòng ban chuyên trách kết nối với các tỉnh thành khác, vừa tháo gỡ cho nơi thiếu, vừa tháo gỡ cho nơi thừa (nhưng thiếu đầu ra). TP HCM - Lâm Đồng và các tỉnh thành khác cần kết nối và tạo cầu nối liên lạc ngay lập tức cho vấn đề này. Tránh để dân đã khổ vì dịch mà còn khổ vì phải cày cuốc mà không ra kết quả".
Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng nơi thừa nơi thiếu rau củ quả, độc giả Yukimura.soll cho rằng: ༒"Rau củ ở tỉnh mà vào được thành phố thì ít nhất cũng phải qua hai thương lái: người ở tỉnh, người ở thành phố. Các khâu thu mua, vận chuyển, tập kết, xe về thành phố đa phần thương lái ở tỉnh chịu chi phí. Rau về thành phố trễ (do qua nhiều chốt, trạm kiểm dịch), quá hạn gây hư thối thì bị thành phố trả về, thương lái ở tỉnh cũng chịu lỗ.
🦩Thế nên rau rất khó đi trong mùa dịch. nhất là rau thơm, xà lách... Về củ quả thì để được lâu hơn, bảo quản dễ hơn, di chuyển khó hư, dập nên còn thu mua được để đưa vào thành phố. Chủ yếu vẫn là khâu vận chuyển không được thông thoáng nên dẫn đến tình trạng này thôi".
Đồng quan điểm, bạn đọc Phandungytt phân tích: ꧃"Vì dịch bệnh nên các nơi đi lại khó khăn, tài xế lại phải xét nghiệm liên tục. Lấy ví dụ đơn giản, bình thường vận chuyển trong ngày, thương lái mua hai triệu đồng, bán ba triệu đồng, lời một triệu. Bây giờ dịch bệnh nên mua phải 2,5 triệu, tăng chi phí vận chuyển một triệu, rau 3-4 ngày mới tới nơi nên bị hỏng một nửa, vậy muốn có lãi như ban đầu họ phải bán nửa xe hàng với giá gấp 3-4 lần bình thường. Đấy là chưa kể các mối nguy hiểm dịch bệnh nên tăng giá cũng là chuyện bình thường".
>> 'Nhiều siêu thị không còn gì để mua'
"Thừa thiếu cũng là do cách quản lý của chúng ta thôi. Nếu như xe nào vận chuyển hàng hóa thì được dán nhãn và được ưu tiên qua chốt, không cần phải xét nghiệm liên tục như hiện nay. Tài xế cũng phải tuân thủ không xuống xe, nơi lấy hàng, nơi xuống hàng đều do địa phương đó thực hiện. Phải có sự ưu tiên như vậy thì các đầu mối và nhà hảo tâm mới thực hiện được. Ví dụ như Cần Thơ cũng vừa thay đổi quy định phải thay đổi tài xế khi xe ra vào nên tình hình đã cải thiện đáng kể, hàng siêu thị tăng lên nhanh chóng", độc giả Nguyen Van Minh nói thêm.
Chia sẻ giải pháp cải thiện tình trạng TP HCM thiếu rau trong khi nhà vườn các tỉnh phải đổ bỏ, bạn đọc Liem Nguyen chia sẻ: ꦆ"Đúng một nghịch cảnh rất bức bối. Mấy hôm trước, tôi có góp ý với TP HCM rằng nên thành lập đội xe từ 100 đến 200 chiếc đi về các tỉnh thành thu mua nông sản cho bà con, rồi về thành phố sẽ tổ chức các điểm bán hàng lưu động từng phường xã. Điều đó vừa giúp được bà con bán được được nông sản, vừa giúp bà con ở TP HCM có điểm mua thực phẩm nhằm giảm tải cho các siêu thị. Đồng thời, nếu có lợi nhuận thì đóng góp vào ngân sách phòng chống dịch bệnh".
Độc giả Julia Nguyen lại gợi ý: ✤"Tôi nghĩ rằng, nên xây dựng các vùng đệm (cận dịch) để tài xế từ các nhà vườn chỉ cần chờ đến vùng đó rồi từ sang xe từ vùng đệm sẽ có tài xế từ vùng dịch tiếp nhận chở vào TP HCM. Chỉ mất thời gian sang chuyển phương tiện nhưng chuỗi cung ứng vẫn liên tục. Tài xế vùng ko dịch không cần thiết giấy xét nghiệm tài xế trong vùng dịch cũng có thêm thu nhập. Ngoài ra còn có cánh taxi truyền thống đang bị cấm hoạt động, cân nhắc có thể cho họ giúp một tay vận chuyển hàng để họ cũng có thêm thu nhập".
Đó cũng là quan điểm của bạn đọc Việt Hoàng Đào: "🐎Là một người sinh ra và lớn lên ở nông thôn, tôi tin chắc rằng những người nông dân sẵn sàng cho không cả vườn rau của họ để đưa xuống vùng dịch cho đồng bào. Nhưng việc cần làm bây giờ là Sở Công thương các tỉnh cần liên kết với nhau, đoàn thanh niên các xã, huyện thu gom nông sản của bà con, vận động các doanh nghiệp vận tải hỗ trợ xe để đưa về các tỉnh vùng dịch. Việc phân phát rau vào các khu cách ly, các phường phong tỏa giao cho Đoàn thanh niên cấp Quận, Phường và tình nguyện viên. Nếu có sự kết nối, phối hợp tốt, bà con vùng trồng nông sản sẽ không day dứt vì phải vứt bỏ, mà nhân dân vùng dịch được hỗ trợ kịp thời".
>> Các ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.