Trong nghị quyết ngày 20/7 về giải pháp gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ đồng thời đề nghị Tổng liên đoà𝕴n Lao động Việt Nam nghiên cứu thực hiện đến hết năm nay chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, lao động bị giảm thời gian làm việc, chấ🧸m dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp cắt, giảm đơn hàng.
Theo Luật Công đoàn 2012, kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây là nguồn thu chủ yếu cho các cấp công đoàn hoạt động thông qua chi trả lương, phụ cấp, quản lý hành chính ܫvà chi chăm lo ch🍎o người lao động.
Ngoài ra, kinh phí công đoàn còn chi gián tiếp thông qua đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho lao động; tổ chức phong trào❀ thi đua, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; khen thưởng, động viên con em lao động; hỗ trợ đoàn viên công đoàn khi ốm đau.
Giữa tháng 6, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) kiến nghị cho phép không nộp kinh phí công đoàn lên cấp trên đến hết năm 2024 mà giữ lại cơ sở để hỗ trợ lao động. Đề xuất này nhằm hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã h𝐆ội một lần do làn sóng sa thải lao động dự báo kéo dài đến cuối năm nay.
Việc miễn hoàn toꦕàn hoặc giảm đóng kinh phí công đoàn không phải lần đầu tiên doanh nghiệp đề cập đến. Với các ngành hàng thâm dụng lao động, chi phí cho người lao động (phí nhân công, tiền đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn) là các 💖khoản lớn.
Trong ba năm đại dịch Covid-19, một số hiệp hội, ngành hàng nhiều lần kiến nghị giảm tỷ lệ đóng từ 2% xuống 1% hoặc miễn đóng kinh phí công đoàn trong để giảm áp lực lẫn chi phí sản xuất. Nhưng quy định nằm trong luật nên nếu muốn miễn, giảm p🐟hải xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được Qu🐻ốc hội thông qua.