Ngườiꦅ biểu tình liên tục hét lên "Tôi muốn cuộc sống bình thường trở lại" và giơ cao các khẩu hiệu như "Bảo vệ quyền hiến pháp", "Tự do không phải là tất cả, nhưng không có tự do thì không có gì".
Cảnh sát đã quây hàng rào quanh quảng trường Rosa Luxemburg, nơi người biểu tình hướng tới, khiến họ phải tập t𓄧rung ở những con đường gần đó. Một số người biểu tình đã cố gắng giữ khoảng cách, chỉ ngồi dưới đất và đeo khẩu trang, nhưng ♚những người khác lại tụ tập với nhau. Cảnh sát Đức cho biết trên Twitter rằng họ đã bắt hơn 100 người.
Giống như hàng chục quốc gia trên thế giới, Đức đã áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với hoạt động công cộng để ngăn Covid-19 lây lan và áp lệnh phong tỏa từ ngày 17/3.
Những người biểu tình đã rải những tờ báo có tựa đề "Kháng chiến dân chủ", trong đó cho rằng nCoV là nỗ lực nhằm thâu tóm quyền lực💮 bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi. Các bài viết trích dẫn ý kiến của 127 bác sĩ từ khắp nơi trên thế giới nghi ngờ về sự cần thiết của lệnh phong tỏa.
"Trong lúc Covid-19 đang bùng phát và theo các quy định hạn chế, chúng tôi có nhiệm vụ ngăn các cuộc tụ𝔉 tập", phát ngôn viên 🤪cảnh sát Thilo Cablitz cho biết, thêm rằng khoảng 180 sĩ quan đã được triển khai
Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức hồi đầu tháng ra phán quyết cho phép người💯 dân tổ chức các cuộc biểu tình nếu họ tuân thủ những quy tắc cách biệt cộng đồng. Quyết định được đưa ra sau khi các nhà hoạt động dân chủ cho rằng lệnh phong tỏa đã vi phạm quyền tự do hội họp.
Với hơn 150.000 ca nhiễm và 5.500 người tử vong, Đức đang là vùng dịch lớn thứ năm thế giới, sau Mỹ, Tây Ban Nha, Italy và Pháp. Tuy nhiên, quốc gia này có tỷ lệ tử vong tương đối thấp do tiℱến hành xét nghiệm nhanh chóng và rộng rãi.
Chính phủ Đức đã ♈cho phép các cửa hàng nhỏ, cùng các đại lý xe và nh🎉à sách mở cửa trở lại hồi đầu tuần, nhưng quy tắc cách biệt cộng đồng vẫn được áp dụng tới ngày 3/5.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)